Hai bị cáo tự tử trong phòng giam tại Bắc Kạn: Trách nhiệm của ai, xử lý vụ án thế nào?

Hiếu Đam Thứ hai, ngày 03/08/2020 16:37 PM (GMT+7)
Với việc hai bị cáo trong vụ án buôn bán 22 bánh heroin đã treo cổ tự tử trong phòng giam, luật sư cho biết trường hợp vụ án đang được giải quyết mà có bị cáo tự tử thì các bị cáo khác vẫn tiếp tục giải quyết theo trình tự.
Bình luận 0

Hai bị cáo tự sát trong phòng giam tại Bắc Kạn

Cụ thể, khoảng 9h sáng 1/8, giám thị của Trại Tạm giam, Công an tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện hai phạm nhân là Lương Văn Bằng (SN 1988) và Lăng Văn Vân, (SN 1988) cùng trú xóm Lũng Luông, xã Quang Long, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đã thắt cổ tự tự.

Trao đổi với PV, ông Hà Văn Tuyên, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn xác nhận tại Trại Tạm giam, Công an tỉnh Bắc Kạn sáng 1/8 có xảy ra vụ việc trên. 

Theo ông Tuyên, hôm qua cơ quan công an đã tiến hành các thủ tục khám nghiệm.

Vụ hai tử tù tự sát trong phòng giam tại Bắc Kạn: Hướng xử lý tiếp theo thế nào? - Ảnh 1.

Các đối tượng cùng tang vật trong vụ án vận chuyển trái phép 22 bánh heroin cùng ma túy dạng viên khác. Ảnh Dân Việt.

Đây là các đối tượng vừa bị Tòa án tỉnh Bắc Kạn tuyên án tử hình, bị tạm giam tại Trại Tạm giam, Công An Tỉnh Bắc Kạn.

Như Dân Việt thông tin trước đó vụ Công an dùng máy xúc chặn 2 ô tô, bắt 3 kẻ chở 22 bánh heroin. Theo đó khoảng 11h ngày 3/9, tại phố Nà Hái, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn), cơ quan công an huyện này đã dùng máy xúc và ô tô chặn xe, khống chế tại chỗ 3 đối tượng vận chuyển trái phép ma túy đang di chuyển theo hướng Bắc Kạn - Cao Bằng.

Ngày 29/7, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với 3 bị cáo gồm: Lăng Văn Thủy, Lương Văn Bằng, Lăng Văn Vân về tội "vận chuyển trái phép chất ma túy", tuyên xử 3 bị cáo mức án tử hình về tội danh trên.

Vụ hai tử tù tự sát trong phòng giam tại Bắc Kạn: Hướng xử lý tiếp theo thế nào? - Ảnh 2.

Đối tượng Lương Văn Bằng bị Công an huyện Bạch Thông bắt giữ trong vụ vận chuyển trái phép ma túy.

Hướng xử lý tiếp theo của vụ án?

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, việc bị can, phạm nhân tự tử trong trại giam không phải là chuyện hiếm. 

Tuy nhiên cả hai bị cáo vừa bị tuyên án tử hình tự tử là chuyện khá bất ngờ và nghiêm trọng.

"Việc này cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân để có kiến nghị xử lý phù hợp với quy định pháp luật. Theo quy định của pháp luật, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay, sau khi tuyên án nếu không đồng ý với nội dung bản án này thì các bị cáo có quyền kháng cáo và viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị để yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm.

Việc bị can, bị cáo, người phạm tội tử vong tại cơ sở giam giữ có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Họ tử vong vì bệnh tật; tự tử vì thấy xấu hổ về hành vi sai phạm của mình, sợ sự trừng phạt của pháp luật, cảm thấy ân hận về hành vi của mình; bị bức cung, nhục hình dẫn đến tử vong; cũng có thể họ tự tử là để phản ứng tiêu cực về hoạt động tố tụng...

Bởi vậy khi nạn nhân tử vong tại nhà tạm giữ, trại tạm giam thì cơ quan điều tra sẽ phải xác minh làm rõ nguyên nhân để có kết luận chính xác và có hình thức xử lý phù hợp với quy định pháp luật", luật sư Cường cho biết.

Vụ hai bị cáo tự tử trong phòng giam tại Bắc Kạn: Hướng xử lý tiếp theo thế nào? - Ảnh 3.

Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Cũng theo vị luật sư, có nhiều trường hợp nạn nhân treo cổ nhưng chưa chắc đã phải là tự tử mà có thể là một vụ án mạng. 

Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ xác minh làm rõ có phải là nạn nhân tự tử hay không, nếu tự tử xuất phát từ nguyên nhân gì, điều kiện nào khiến người bị tạm giam này lại có thể tự tử như vậy?

Thông thường việc tạm giam, tạm giữ được quy định rất chặt chẽ, có sự giám sát, quản lý của cán bộ trại giam. 

Đối với các đối tượng cộm cán, côn đồ, manh động, có khả năng vượt ngục hoặc những đối tượng có phản ứng tiêu cực thì công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho đối tượng và cho các phạm nhân khác càng phải được đề cao.

"Đối với phạm nhân bị tuyên án tử hình hoặc đối với những người bị tạm giam đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị tuyên án tử hình việc kiểm tra, giám sát, quản lý càng chặt chẽ.

Bởi vậy chưa hiểu lý do gì mà 2 bị cáo đang bị tạm giam này lại có được sợi dây để thắt cổ. Bởi vậy trong vụ việc này nếu xác định có lỗi của cán bộ quản lý trại giam thì tùy vào tính chất mức độ sẽ xem xét kỷ luật hoặc có thể xem xét trách nhiệm pháp lý tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Vụ việc này cũng phải làm rõ nguyên nhân để xác định trách nhiệm pháp lý và đồng thời thực hiện công tác quản phòng ngừa, quản lý phạm nhân, người bị tạm giam tốt hơn", luật sư Cường phân tích.

Theo ông Cường, nếu vụ án hình sự có hai bị cáo sau khi tuyên án sơ thẩm cả hai bị cáo đều tử vong thì bản án sơ thẩm không thể thi hành được, sẽ đình chỉ thi hành án. 

Trường hợp vụ án đang được giải quyết mà có bị cáo tự tử thì các bị cáo khác vẫn tiếp tục giải quyết bình thường


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem