Hang động Waitomo thuộc đảo Bắc, một trong hai đảo chính ở New Zealand. Những con côn trùng phát quang sinh học bám trên các bức tường đá lởm chởm tạo thành những chấm sáng kỳ ảo trong bóng tối.
Hang động phát sáng giống đom đóm ở New Zealand. Ảnh: Donnie Ray Jones/Flickr
Sinh vật phát quang là một loài muỗi nấm có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa. Tên gọi khác của chúng bao gồm "đom đóm New Zealand" hoặc chỉ đơn giản là "đom đóm".
Giai đoạn ấu trùng của loài vật kéo dài 6-12 tháng. Chúng trải qua giai đoạn nhộng từ một đến hai tuần và tồn tại những ngày ngắn ngủi trong trạng thái trưởng thành để giao phối và đẻ trứng. Arachnocampa Luminosa phát sáng trong suốt quá trình biến thái, như một cách để thu hút con mồi và tìm bạn tình.
Theo Mother Nature Network, hang động lấp lánh này chỉ là một phần trong hệ thống hang động Waitomo lớn, bao gồm hang động Ruakuri và Aranui. Thủ lĩnh địa phương người Maori tên là Tane Tinorau, cùng điều tra viên người Anh Fred Mace, phát hiện nó năm 1887.
(Theo VnExpress)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.