Từ bản Thín, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đi vào hang Pác Pa khoảng 3km. Hang Pác Pa từ lâu đã được người Thái nơi đây coi là đệ nhất động ở dưới chân núi Pha Luông. Cửa hang nằm giữa đỉnh núi đá cao chót vót, có vô số các loài dây leo quấn chằng chịt.
Cửa Pác Pa nằm ở lưng chừng núi cao. Đứng dứng chân núi, phải ngửa cổ nhìn mới thấy cửa hang Pác Pa
Mất cả nửa buổi sáng, chúng tôi mới tìm và thuê được người dân địa phương dẫn vào hang động. Không phải các chàng trai bản nơi đây ngại đi mà do vào hang sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Anh Pâng – người dẫn đường chia sẻ, hang sâu lại có vô số nhũ đá nhô ra. Hang động này không đáy, chằng chịt các hố sâu, không may mà trượt chân xuống là mất mạng như chơi.
Hệ thống nhũ đá đẹp mê hồn.
Bước qua cửa hang, một làn gió lạnh buốt thấu xương thổi từ trong hang ra khiến ai cũng nổi gai ốc. Càng tiến sâu vào trong, lòng hang càng mở rộng và dài hơn. Hai bên vách là vô số các loại nhũ đá đẹp tựa như thủy cung. Đi khoảng 2km lòng hang thu nhỏ lại chỉ một người lách qua được. Qua cánh cửa đá nhỏ hẹp đó, hang động mở rộng và kéo dài tưởng như vô tận.
Hang Pắc Pa được người Thái gọi là động không đáy.
Càng đi sâu vào trong, cảnh sắc trong hang biến ảo liên tục. Nơi thì vô số các loài nhũ đá, lớp lớp quả na đá xếp tầng. Công trình kiến trúc của mẹ thiên nhiên đã trải qua cả triệu năm mới ngọt dũa, tạo lên những hình thể nhũ đá đẹp đến mê hồn.
Cảnh sắc tuyệt đẹp trong hang Pắc Pa.
Thi thoảng hang động thu hẹp lại chỉ còn là một lối nhỏ, một người chui vừa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.