Hàng loạt xác ướp cổ nhất thế giới có nguy cơ phân hủy

Thứ ba, ngày 01/11/2016 15:35 PM (GMT+7)
Những xác ướp lâu đời được chôn cách đây hơn 7.000 năm trên sa mạc khô cằn ở phía bắc Chile đang hóa thành chất nhờn đen dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Bình luận 0

img

Các xác ướp trong bảo tàng San Miguel ở thành phố Arica, Chile. Ảnh: Reuters.

Các nhà nghiên cứu Chile phát hiện độ ẩm cao có thể dẫn tới sự bùng nổ vi khuẩn sống trên da của những xác ướp tiền sử 7.000 năm tuổi tên Chinchorro, Reuters hôm qua đưa tin. Họ đang tìm cách bảo tồn để chống lại quá trình phân hủy và bảo vệ bộ sưu tập xác ướp cổ nhất thế giới lưu giữ tại bảo tàng khảo cổ thuộc Đại học Tarapaca, Chile.

Chinchorro là tộc người tiền sử sinh sống theo cộng đồng rải rác và đánh cá để sinh tồn ở vùng sa mạc ven biển Chile và Peru. Họ bảo quản người chết bằng cách ướp xác như một tập tục tôn giáo nhằm tạo ra cầu nối giữa thế giới của người sống và người chết. Khoảng 282 xác ướp được tìm thấy dưới lớp cát khô cằn trong khu vực nhưng các nhà khoa học cho rằng vẫn còn hàng trăm xác ướp dưới lòng đất.

Một số xác ướp Chinchorro có niên đại lâu hơn xác ướp Ai Cập gần 4.000 năm. Xác ướp cổ nhất phát hiện trên sa mạc Antacama được chôn vào năm 7020 trước Công nguyên, trong khi niên đại của xác ướp Ai Cập lâu đời nhất là năm 3.000 trước Công nguyên.

"Chúng tôi xác định niên đại của các xác ướp là từ 7.000 năm trước. Vì vậy, chúng tương đối lâu đời so với xác ướp tìm thấy ở Ai Cập", Sergio Medina Parra, nhà nhân chủng học ở Đại học Tarapaca, cho biết.

Vùng Arica và sa mạc Atacama bao quanh là một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới. Lượng mưa ở đây chưa đến 0,05 cm một năm. Khí hậu khô quanh năm giúp bảo quản xác ướp suốt 7.000 năm qua. Tuy nhiên, khu vực này đang ngày càng trở nên ẩm ướt do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.

Các nhà khoa học ở bảo tàng Đại học Tarapaca lần đầu trông thấy những mảng đen nhớt xuất hiện trên da xác ướp Chinchorro cách đây khoảng 10 năm. Theo thời gian, các xác ướp xuống cấp ở mức độ báo động do lớp da phân hủy thành chất nhờn đen.

Nhóm nghiên cứu ở Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc Đại học Harvard, Mỹ, tiến hành một loạt kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của xác ướp. Họ nhận thấy vi khuẩn phát triển trên da người sinh trưởng mạnh trên da xác ướp có độ ẩm cao. Theo kết quả kiểm tra, các xác ướp cần được bảo quản trong môi trường có độ ẩm 40-60% để ngăn chặn tình trạng xuống cấp tiếp diễn.

Phương Hoa (Vnexpress)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem