Nhân viên giao hàng Wang Junqiang chờ nhận đơn hàng tiếp theo ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Mandy Zuo
Những người đàn ông vận chuyển hàng hóa đang tụ tập bên ngoài một khu mua sắm đông đúc ở Xujiahui, Thượng Hải. Trong số đó, Wang Junqiang đang kiểm tra điện thoại di động của mình, chờ nhận đơn hàng tiếp theo.
Wang, đến từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, vừa bước sang tuổi 40 hồi tháng trước. Ông đã làm việc tại Thượng Hải trong 10 năm qua. Năm nay, Wang sẽ làm việc trong suốt dịp Tết và ông hạnh phúc với điều đó, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin.
Công ty của Wang trả gấp 3 lần tiền công bình thường cho nhân viên làm việc trong kỳ nghỉ Tết kéo dài một tuần. Ngoài ra, họ cũng trao thưởng cho những người nghỉ Tết muộn hoặc hoặc đi làm sớm sau Tết.
"Có một khoản tiền thưởng 1.000 nhân dân tệ (3,6 triệu đồng) nếu bạn làm việc đến đêm giao thừa", Wang nói. "Và nếu bạn trở lại trước ngày mùng 5 Tết, cũng có tiền thưởng 700 nhân dân tệ (2,5 triệu đồng)".
Cảnh tượng đông đúc trước Tết tại nhà ga Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng, Wang là một trong số hàng triệu công nhân chọn ở lại thành phố lớn trong dịp Tết trong khi những người khác “di cư” về quê để đoàn tụ với gia đình.
Trong cuộc “đại di cư” này ở Trung Quốc, gần 3 tỷ lượt chuyến đi sẽ được thực hiện từ ngày 1.2 đến 12.3 bằng các phương tiện giao thông công cộng.
Đối với Wang, số tiền ông kiếm được là một động lực lớn. Ông đã thu về khoảng 10.000 nhân dân tệ/tháng (36 triệu đồng) sau khi làm việc chăm chỉ trong kỳ nghỉ Tết năm 2017. Ngoài ra, ông cũng rất vui mừng vì không phải chen chúc với dòng người về quê ăn Tết.
“Tôi không ngại ăn Tết ở Thượng Hải”, ông nói. “Vợ tôi cũng làm việc ở đây, con tôi đi học ở đây. Về quê vào lúc khác sẽ tốt hơn”.
Lu Xiaomei làm việc tại một khu dân cư ở Thượng Hải. Ảnh: Mandy Zuo
Đối với nhân viên vệ sinh Lu Xiaomei, tiền không phải là yếu tố quyết định. Trong 15 năm ở Thượng Hải, cô chưa bao giờ về quê ăn Tết.
Người phụ nữ 53 tuổi đến từ Trùng Khánh cho biết: "Tôi hoàn toàn ổn với điều đó. Phải có người làm việc trong thời gian này”.
Công việc của Lu là làm sạch các khu vực công cộng ở một khu dân cư tại quận Jingan của Thượng Hải. Cô không được trả thêm tiền để làm việc trong những ngày lễ. Tuy nhiên cô và chồng thích về quê vào một dịp khác hơn.
"Thứ nhất, rất khó để mua vé tàu trong dịp này. Thứ hai, rất khó để xin nghỉ phép vì những công nhân vệ sinh khác có quê gần Thượng Hải đều đã nghỉ", Lu nói. "Vì vậy, những người như chúng tôi, có quê xa hơn, cần phải ở lại để làm việc”.
Maggie Lu cuốn tóc của một khách hàng. Ảnh: Mandy Zuo
Thợ làm tóc Maggie Lu cũng sẽ không về quê trong dịp Tết năm nay. Người phụ nữ 28 tuổi đang trong giai đoạn bận rộn nhất khi nhu cầu làm tóc tăng vọt dịp trước Tết.
"Với ngành này, thời gian bận rộn nhất của chúng tôi là tháng trước Tết vì mọi người đều muốn có tóc đẹp chào đón năm mới. Vì vậy, tôi chọn ở lại và cùng tận hưởng không khí Tết ở đây", Maggie nói và thêm rằng cô sẽ đi đến những điểm du lịch quanh Thượng Hải.
"Một vài đồng nghiệp của tôi cũng không về quê, vì vậy chúng tôi sẽ tận dụng cơ hội này để cùng nhau đi du lịch”, Maggie chia sẻ.
Hành khách vội vã di chuyển tại một ga tàu ở Bắc Kinh trong tháng 2.2018. Ảnh: Tân Hoa Xã
Giáo sư Zheng Fengtian, người nghiên cứu sự phát triển nông thôn và lao động di cư tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói rằng việc nhiều công nhân Trung Quốc làm việc trong dịp Tết mang lại lợi ích cho kinh doanh.
"Nếu tất cả đều nghỉ trong dịp Tết, sẽ là một thảm hoạ cho cuộc sống đô thị. Các nhà hàng đều đóng cửa, không ai chăm sóc trẻ sơ sinh ", ông nói.
"Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần phải duy trì. Thậm chí nếu bạn điều hành một tiệm ăn vặt nhỏ, bạn có thể bị thất thế bởi các doanh nghiệp khác sau khi quay lại từ một kỳ nghỉ dài”.
Những con tàu siêu tốc, nhanh nhất thế giới của Trung Quốc năm nay sẽ chở khoảng 400 triệu người trong dịp Tết Nguyên...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.