Hàng vạn người dự lễ khai ấn đền Trần trong đêm 14 tháng Giêng

Thanh Hà- Nguyễn Chương Thứ sáu, ngày 02/03/2018 08:10 AM (GMT+7)
Đêm ngày 1.3 và rạng sáng ngày 2.3 (tức 14, 15 tháng giêng) đã diễn ra lễ hội Khai ấn đền Trần tại tỉnh Nam Định. Hàng vạn người dân đã đổ về đây để lễ và chờ đến giờ phát ấn. Dù đông là vậy nhưng năm nay dường như đền Trần không còn cảnh chen lấn, xô đẩy và tranh cướp lộc.
Bình luận 0

Lễ hội Khai ấn đền Trần được bắt đầu từ 9h hơn các cụ cao niên tại phủ Thiên Trường cùng lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định, các bộ ban ngành đã có mặt để thực hiện nghi lễ khai ấn đầu năm. Vào lúc 22h30 tối ngày 14 tháng Giang thì bắt đầu lễ dâng hương, 23h45, Ban tổ chức tuyên bố khai ấn đền Trần.

img

Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cùng các ban ngành khác đã dự lễ khai ấn đền Trần, tỉnh Nam Định. Ảnh: Nguyễn Chương

img

Được biết năm nay Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã có một số thay đổi cũng như tăng cường lực lượng an ninh lên tới 2.000 người được xiết chặt 5 vòng.

img

Ban tổ chức cũng chuẩn bị đủ số lượng ấn, phát tại 3 địa điểm Ban Tổ chức thành lập 4 tiểu ban nghi lễ, tuyên truyền, an ninh trật tự, hậu cần và được phát vào 5h sáng ngày 2.3.

img

img

Chia sẻ sau giờ khai ấn và phát ấn, bà Phạm Thị Oanh, Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định cho biết: "Năm nay là năm thứ 6 thực hiện đề án tổ chức lễ hội Khai ấn đền Trần đã được Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Nam Định phê duyệt. Năm sau bao giờ cũng tổ chức công tác tốt hơn năm trước và đặc biệt năm nay có thể nói rất thành công. Những tồn tại bức xúc của năm trước không còn xảy ra. Ví dụ như người dân chen chúc lấy lộc là không còn.

Điều chúng tôi băn khoăn xử lý là việc ném tiền lên kiệu ấn là hầu như không còn. Chúng tôi thực sự cảm ơn truyền thông, báo chí đã tuyên truyền cho lễ hội Xuân Mậu Tuất tỉnh Nam Định để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách thập phương khi về tham dự lễ. Thực hiện nghiêm nếp sống văn minh trong sinh hoạt lễ hội, không ném tiền lên kiệu, đặt tiền giọt giầu không đúng nơi quy định.

img

Hàng vạn người dân về dự lễ Khai ấn đền Trần.

img

Khi được hỏi về hình ảnh lần lượt đoàn đại biểu đi vào lễ trước sự chốt chặt của lực lượng an ninh không cho người lạ vào lễ tại Phủ Thiên Trù và khi đi ra trên tay mỗi người đều có một phần lộc. Nhiều người dân đã bức xúc và cho rằng đó là hình ảnh không đẹp tại đêm lễ Khai ấn. Bà Phạm Thị Oanh cho hay, các đại biểu không tự lấy lộc mà thông thường sau khi các cụ làm lễ khai ấn xong, thì theo kế hoạch ban tổ chức là bao sái đồ thờ và các cụ chia lộc cho các đại biểu dự lộc, đấy là lệ nhiều năm của các cụ tại đền Trần.

Mặc dù không còn cảnh xô đẩy, chen lấn và ngày khai ấn cũng là ngày thường, mọi người còn đi làm nhiều nhưng số lượng đổ về lễ hội vẫn rất đông.

Đồng thời những cảnh tượng như ăn xin dọc theo con đường từ phủ Thiên Trường phía bên tay phải, có ít nhất 5 đến 6 người tàn tật, người lớn bế trả con chìa mũ xin tiền. Đặc biệt việc mất tài sản như ví tiền, điện thoại…vẫn xảy ra khiến nhiều du khách méo mặt. Ngoài ra, nhiều du khách ở xa về cũng than trời vì giá phòng khách sạn bị hét quá cao. Một phòng nghỉ bình dân, chủ nhà nghỉ sẵn sàng hét giá 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Sáng sớm 15 tháng Giêng, do lượng người quá đông, một số chỗ vẫn xảy ra tình trạng chen lấn, lực lượng an ninh phải liên tục nhắc nhở. Tại khu vực phát ấn, các cụ cao niên cũng làm việc hết công suất để phục vụ người dân. Nhiều người dân cho biết, công tác tổ chức lễ hội năm nay có cải thiện hơn những năm trước. Anh Trần Hoàng- người dự lễ đến từ Hà Nội cho biết: “Tôi đi đền Trần mấy năm nay rồi, năm nào cũng đi, cũng thấy mệt nhưng vui lắm, phấn khởi, lấy được ấn là thấy phấn khởi rồi. Năm nay thấy vắng hơn, cũng muốn là đầu năm đi để cầu may mắn cho cả gia đình, cầu công danh sự nghiệp. Mấy năm gần đây thấy công tác tổ chức khá tốt".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem