Từ triều đại phong kiến đầu tiên của Tần Thủy Hoàng đến cuối thời kỳ nhà Thanh, Trung Hoa đã trải qua nhiều triều đại huy hoàng. Nếu xét về sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự thì nhà Đường được xem là một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất.
Triều nhà Đường có 21 vị Hoàng đế, trị vì tổng cộng 289 năm. Là người đứng đầu của một quốc gia, ngoài xử lý chính sự, Hoàng đế cũng cần phải giải quyết một số vấn đề vụn vặt ở hậu cung. Đối với một số Hoàng đế nhà Đường, họ rất sợ 1 chế độ thị tẩm đặc biệt ở hậu cung. Ban đầu Hoàng đế có vẻ rất háo hức nhưng lâu ngày sẽ khiến họ trở nên sợ hãi, thậm chí có lúc phải giả bệnh để đối phó với chế độ đó.
Vào thời nhà Đường, tư duy xã hội tương đối cởi mở, địa vị của phụ nữ cũng dần được cải thiện hơn 1 chút, có lẽ vì vậy mà nữ nhân nhà Đường ăn mặc táo bạo hơn các thời kỳ trước đó.
Quản lý hậu cung thời kỳ này tương đối dễ dàng, đối đãi với các phi tần cũng thoải mái hơn các triều đại trước. Nếu như ở các triều đại khác, một số phi tần sẽ có nguy cơ không được gặp mặt Hoàng đế, phải sống cô độc ở hậu cung đến chết, thì đốivới các nữ nhân triều nhà Đường, khi tiến cung đều có cơ hội hầu hạ Hoàng đế thị tẩm. Rốt cuộc là vì sao?
Trên thực tế, cung đình triều Đường có một phương thức quản lý độc đáo, các vấn đề xoay quanh chuyện thị tẩm của Hoàng đế đều được quy định bởi một bộ phận quản lý, ngay cả Hoàng đế cũng không được tùy ý thay đổi phi tần sẽ hầu hạ thị tẩm mình.
Theo ghi chép trong sách sử, đời sống cá nhân của Hoàng đế được quản lý rất nghiêm ngặt, ngày nào Hoàng đế cũng được "xếp lịch" thị tẩm với mỹ nhân, ngày nào phi tần nào hầu hạ Hoàng đế đều được sắp xếp rõ ràng trước đó.
Ngày hôm sau, dù Hoàng đế có quá sủng ái phi tần đêm hôm trước thì cũng phải thị tẩm nữ nhân mới. Khi tất cả nữ nhân ở hậu cung đều đã hầu hạ Hoàng đế thì chu trình này sẽ bắt đầu lại từ đầu. Do hậu cung có vô vàn mỹ nữ nên thỉnh thoảng Hoàng đế sẽ được "xếp lịch" thị tẩm với nhiều phi tần trong cùng một đêm.
Dựa theo một số tài liệu lịch sử, Hoàng hậu mỗi tháng chỉ có thể hầu hạ Hoàng đế thị tẩm vào một ngày duy nhất và cố định. Chẳng hạn như ngày 1 hoặc ngày 15 hàng tháng.
Ban đầu các Hoàng đế nhà Đường đều hài lòng với cách an bài này, nhưng một thời gian sau, Hoàng đế lại trở nên sợ hãi. Có lúc, để từ chối thị tẩm với các phi tần, Hoàng đế chỉ có thể dùng cách giả bệnh mà thôi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.