Hậu quả của việc lơ là kiểm tra tình trạng chậm tăng chiều cao của trẻ

Bạch Dương Thứ năm, ngày 11/04/2024 09:16 AM (GMT+7)
Hiện nay, chậm lớn do thiếu hormone tăng trưởng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em và rất khó nhận biết. Việc phụ huynh phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang đến nhiều lợi ích lâu dài cho trẻ như cải thiện tuổi thọ, giảm nguy cơ tai biến sản khoa và các bệnh tim mạch hô hấp…
Bình luận 0
Hậu quả của việc lơ là kiểm tra tình trạng chậm tăng chiều cao của trẻ- Ảnh 1.

Trẻ đang được bác sĩ kiểm tra về nguy cơ chậm tăng trưởng do thiếu GH. Ảnh: BVCC

Trước khi triển khai chương trình tầm soát lần đầu tiên tại TP.HCM, tính đến nay, Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã chẩn đoán và điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng (GH).

Điển hình là bé H.Đ.M.K (18 tháng) chỉ đạt chiều cao 75cm (-2,54 SD) và tuổi xương chỉ 1 tuổi, có tiền sử sinh non 30,5 tuần. Bé được phát hiện, điều trị và đã phát triển đạt 87cm lúc bé 30 tháng tuổi.

Một trường hợp khác là bé V.H.KH (11 tuổi) được chẩn đoán chậm tăng trưởng khi không có bất kỳ bất thường khác nào về mặt sức khỏe, chỉ sau 5 tháng điều trị, bé đã đạt 141cm, thời điểm đến khám chỉ cao 132,3cm (-2,12 SD).

PGS.TS.BS.Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh cho biết: "Trẻ tăng trưởng chậm hay có tầm vóc thấp hiện đang là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm và tỷ lệ trẻ mắc phải tình trạng này đang ngày một gia tăng. Nếu được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời, trẻ sẽ đạt mức chiều cao bình thường khi trưởng thành".

"Tuần lễ nâng cao nhận thức về chậm tăng trưởng chiều cao, dậy thì sớm ở trẻ em" được tổ chức từ 13–20/4 nhằm giúp phát hiện sớm và theo dõi các bất thường về tăng trưởng chiều cao ở trẻ hoặc mắc bệnh lý gây phát triển chậm, có thể can thiệp bằng hormone tăng trưởng (GH).

Trẻ khi đến thăm khám sẽ được các bác sĩ Nhi khoa khám lâm sàng, thu thập một số thông tin chi tiết về tiền sử, bệnh lý của trẻ cũng như gia đình. Kết hợp cùng các chỉ số chiều cao và cân nặng của bé, bác sĩ cũng sẽ lập biểu đồ tăng trưởng của trẻ trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn để đánh giá tốc độ phát triển của trẻ.

Từ quy trình tầm soát, đội ngũ bác sĩ chuyên gia sẽ xác định được nguyên nhân cơ bản và tư vấn cho phụ huynh phương pháp điều trị thích hợp, giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả đến khi trưởng thành, đồng thời cung cấp kiến thức về vấn đề thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ chưa dậy thì, nguy cơ thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm.

Hiện nay, chậm lớn do thiếu hormone tăng trưởng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em và rất khó nhận biết. Việc phụ huynh phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang đến nhiều lợi ích lâu dài cho trẻ như cải thiện tuổi thọ, giảm nguy cơ tai biến sản khoa và các bệnh tim mạch hô hấp…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem