Hãy làm trắc nghiệm để biết bạn có phải một bà mẹ "chuẩn"

Thứ sáu, ngày 16/01/2015 09:49 AM (GMT+7)
Trong việc dạy dỗ con cái, rất nhiều ông bố bà mẹ phải tự học, tự tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm từ những bài học thực tế của mình. Thế nhưng nếu được biết các tình huống sẽ xảy ra và giải quyết trước trên lý thuyết, bạn sẽ có sự chuẩn bị thuận lợi hơn khi phải "đụng độ" với tình huống thật. Hãy làm điều đó bằng bài trắc nghiệm sau đây:
Bình luận 0

1. Bé gái con bạn 7 tuổi chạy từ sân chơi chung của chung cư về và than vãn, khóc lóc với bạn rẳng nó đã đánh nhau với đám bạn gái khó ưa. Bạn sẽ:

а) cùng con đi xuống sân để phân xử xem ai đúng ai sai và la rầy kẻ có lỗi;

b) khuyên con hãy tự đi xuống sân và tự tìm cách làm hòa với bạn bè;

c) quát lên rằng hãy ở nhà và chơi một mình đi.

img
Ảnh minh họa

2. Bé 3 tuổi nằm trên giường và khóc dù bé đã được cho ăn no, hoàn toàn khỏe mạnh và sạch sẽ. Bạn sẽ:

а) dỗ bé và cho bé cái núm vú để ngậm;

b) bế bé và nói chuyện với bé một cách dịu dàng;

c) chờ cho bé chán khóc và ngủ tiếp.

3. Cậu con trai 11 tuổi của bạn lấy trộm 100.000 đồng trong ví của bạn và ăn quà vặt trước cổng trường với bạn bè. Bạn sẽ:

а) nói chuyện nghiêm túc với con nhưng sẽ tăng tiền tiêu vặt của con thêm chút nữa;

b) trò chuyện nghiêm túc nhưng bình tĩnh với con và đưa ra quyết định rằng con sẽ phải trả lại mẹ số tiền đó từ tiền tiêu vặt hàng tuần của mình – không được lấy tiền của người khác mà không chịu trách nhiệm hoàn trả. Nhưng sẽ không trừng phạt con thêm nữa;

c) mắng con một trận ra trò và tháng tới nó sẽ không có tiền tiêu vặt nữa.

4. Con gái 15 tuổi của bạn xin phép đi dự tiệc sinh nhật của bạn gái và về nhà trễ 1 giờ. Bạn sẽ:

а) hết sức tức giận và không cho con đi đâu trong hai tuần sắp tới, không đến nhà bạn chơi, không đi xem phim, không hiệu sách….;

b) thảo luận với con về việc đã xảy ra, lắng nghe những thanh minh của con, đặt ra thêm những mốc mới về thời gian trở về nhà cần thiết để việc “phá kỷ luật “ này sẽ không xảy ra nữa;

c) cho rằng việc trễ 1, 2 tiếng đồng hồ không là gì to tát.

5. Đứa con trai 6 tuổi của bạn phá hỏng con búp bê yêu thích nhất của em gái nó. Trong nhà ồn ào tiếng khóc lóc, la hét, còn bạn:

а) phân xử rằng con trai phải xin lỗi em gái và để cho em lựa chọn một trong những món đồ chơi yêu thích nhất của nó;

b) cùng với các con sửa món đồ chơi;

c) trừng phạt con trai bằng cách lấy đi món đồ chơi yêu thích của nó.

6. Cô con gái 12 tuổi của bạn nhận khá nhiều điểm xấu và giấu bố mẹ chuyện đó. Cuối cùng thì mọi việc cũng lộ ra. Cô bé khóc và xin lỗi. Còn bạn:

а) tức giận không chỉ vì chuyện điểm xấu mà còn vì con giấu bạn. Ra lệnh cho con từ này không được đi đâu nữa, chỉ có ngồi nhà và học bài;

b) an ủi con và sẽ nói chuyện với thầy cô xem những khó khăn của con là ở đâu và cần giúp đỡ con như thế nào;

c) nói chuyện một cách nghiêm khắc với con và cảnh báo nó rằng nếu nó tiếp tục học hành như vậy thì đừng mong gì chuyện đậu đại hoc.

7. Bé con 10 tháng tuổi của bạn ngồi trên giường và thích thú quăng đồ chơi khắp phòng. Sau khi đã quăng hết đồ chơi thì cô bé bắt đầu khóc nhè và vòi vĩnh. Bạn sẽ:

а) bế cô bé lên và chơi với nó;

b) nhặt hết đồ chơi và để lên giường trở lại cho con;

c) bình thản chịu đựng những tiếng la hét của con và nghĩ rằng khi nào mệt nó sẽ im thôi.

8. 10 giờ đêm rồi và cậu con trai 7 tuổi của bạn đã lần thứ ba leo ra khỏi giường, vào phòng bố mẹ và nói rằng không thể ngủ được một mình. Bạn sẽ:

а) kêu con về giường của mình sau khi hứa với nó rằng sáng mai sẽ mua kem cho nó nếu nó ngủ ngoan;

b) cương quyết bắt con về giường ngủ và hứa rằng vào tối thứ 7 nó sẽ được thức khuya hơn để chơi với bố mẹ;

c) đuổi con về phòng và dọa sẽ trừng phạt nó nếu nó không chịu ngủ.

9. Cậu bé con 7 tuổi của bạn làm nũng trong giờ ăn – nó không muốn ăn món nó không thích, mặc dù trước kia nó thích món đó. Bạn sẽ:

а) nấu một món khác cho nó ăn;

b) cho phép nó khỏi ăn bữa trưa với điều kiện nó sẽ ăn món đó vào bữa chiều;

c) nghiêm khắc tuyên bố rằng bạn không thể chịu được những nhõng nhẽo vô lối và nó sẽ phải ngồi đó cho đến chừng nào ăn hết chén của mình.

10. Cô bé con 10 tuổi của bạn cùng đi du lịch với bạn. Bé cư xử không ngoan và khi bị la rầy thì nó bắt đầu cáu kỉnh la hét với bạn. Bạn sẽ:

а) không thèm để ý tới nó vì bạn cho nó chỉ là đứa trẻ con;

b) bình tĩnh và kiềm chế nhưng hết sức cương quyết làm cho bé yên lặng;

c) bộp vào mông bé và nói rằng về nhà nó sẽ nhận thêm những sự trừng phạt.

11. Cô bé con 17 tuổi của bạn xin phép đến nhà bạn làm bài, nhưng hóa ra nó cùng bạn bè đi xem phim. Bạn sẽ:

а) cấm con tụ tập với những người bạn đó;

b) nói với con rằng nó đã lừa dối bạn và làm bạn mất lòng tin, hãy yêu cầu con giải thích xem vì sao con nói dối;

c) cho rằng con đã lớn và có thể tự quyết định những việc làm của mình.

12. Đã lần thứ 3 bạn phát hiện được con bạn thay vì học bài lại giấu điện thoại dưới vở và chơi game. Bạn sẽ:

а) làm giùm con bài tập toán để nó không bị hai điểm nữa nhưng sẽ không cho con đi xem phim vào cuối tuần như đã hứa;

b) trò chuyện với con xem vì sao nó không muốn làm bài tập, có thể là nó quá khó và con cần giúp đỡ;

c) tịch thu điện thoại và đi ra khỏi phòng không thèm nói lời nào với đứa con hư.

Bây giờ bạn hãy tính xem bạn có bao nhiều câu trả lời «а», bao nhiêu câu «b» và «c»?

Nếu câu "а" nhiều hơn, bạn thuộc mẫu các ông bố bà mẹ hay mắc phải những sai lầm vì không có lòng tin vào con của mình. Bạn thường can thiệp vào các công việc của con. Bạn bị dao động giữa hai trạng thái, khi thì quá rộng lượng lúc lại quá nghiêm khắc. Bạn luôn cố gắng dọn dẹp mọi khó khăn của con, giải quyết mọi vấn đề của con và lo lắng rằng nó sẽ làm gì đó không đúng và mắc tai họa. Bạn luôn cư xử với con như đó là một kẻ bất lực, phụ thuộc, bạn nuông chiều con nhưng giữ con trong một cái lồng. Bạn muốn con tin tưởng bạn tuyệt đối nhưng chính bạn lại không tin tưởng nó cho lắm. Bạn yêu con nhưng không hiểu con và những nhu cầu của con.

Nếu câu trả lời của bạn là “b” nhiều hơn, bạn là bà mẹ rất sáng suốt và hiểu biết con của mình. Bạn cho con sự tự do phù hợp với lứa tuổi của nó. Bạn hiểu rằng con bạn phải tự tích lũy những kinh nghiệm sống, thậm chí nếu đó là những kinh nghiệm buồn thì nó cũng phải học cách trả lời cho những hành động của mình. Bạn không thống trị con mà chỉ bao bọc con trong sự quan tâm ấm áp và kiềm chế của mình. Bạn luôn cố hiểu con trong mọi tình huống và mọi lứa tuổi.

Nếu câu trả lời nhiều “c” hơn, bạn là một bà mẹ rất “tiện lợi” cho con cái. Điều đó có nghĩa là bạn lựa chọn mọi cách xử lý vấn đề nào giúp bạn không phải mất quá nhiều thời gian và công sức tìm hiểu tâm lý và nhu cầu của trẻ. Bạn đẩy mọi sự chịu trách nhiệm về con ra càng xa mình càng tốt, bạn cho nó tự do, thậm chí là quá nhiều tự do để bạn không phải mang vác gánh nặng trách nhiệm này. Bạn tự dối mình rằng phương pháp giáo dục tốt nhất là sự trừng phạt, bạn cho rằng thình thoảng quát tháo chúng là điều cần thiết. Bạn không cố gắng hiểu con vì bạn nghĩ rằng điều đó không cần thiết cho việc dạy dỗ con cái.

(Theo Hạnh Chi/ Phụ nữ Online)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem