Hé lộ cao thủ có năng lực hơn cả Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký

Nhã Văn (theo NTDTV) Thứ hai, ngày 31/12/2018 18:32 PM (GMT+7)
Cao thủ trong “Tây Du Ký” nhiều như nước chảy mây trôi. Trong những trận so tài giữa các vị Thần tiên và yêu quái, người ta đều thảo luận rôm rả xem pháp lực của ai cao cường nhất, bảo bối của ai lợi hại nhất. Nhưng lại có câu rằng: “Cao thủ xưa nay không bao giờ động thủ thủ rút đao“…
Bình luận 0

Trong “Tây Du Ký” có vị một cao thủ ẩn mình như thế dù mang thân là người phàm. Ông không dựa vào gươm đao sắc nhọn để tranh hơn thua, nhưng lại có thể lấy đức hạnh của mình khiến quỷ Thần phải kính nể. Đó chính là Đường Thái Tông Lý Thế Dân.

Trong hồi thứ 10 của “Tây Du Ký”, Long Vương sông Kinh Hà làm trái ý chỉ của Ngọc Hoàng, tự ý thay đổi giờ giáng mưa và ăn bớt mực nước. Do đó ông bị Trời trách phạt. Vì để bảo toàn tính mệnh, Long Vương dưới sự chỉ dẫn của Viên Thủ Thành, một vị thần cơ diệu toán, ngay trong đêm đã thác mộng cho Đường Thái Tông.

img

Ảnh minh họa.

Long Vương quỳ xuống thỉnh cầu Thái Tông cứu ông. Long Vương nói: “Bệ hạ là chân long, thần là nghiệp long. Vì thần vi phạm luật Trời nên sẽ bị hiền thần của bệ hạ là Ngụy Trưng xử trảm tại tào quan. Nay thần tìm tới Ngài khấu bái cầu xin, kính mong bệ hạ cứu thần một mạng!”.

Long Vương phạm tội, vi phạm ý chỉ của Ngọc Hoàng, theo lý là nên do Ngọc Hoàng giáng tội. Nhưng vì sao Long Vương lại tìm đến Đường Thái Tông xin cứu mạng? Đường Thái Tông có khả năng gì có thể bảo vệ cho Long Vương được đây?

Tương truyền mảnh đất Thần Châu trải dài theo một long mạch cự đại. Hình thế vận hành tại thế gian sẽ đều thuận theo long mạch này. Người có thể chi phối long mạch chính là người phụng mệnh Trời vận hành giang sơn tại nhân gian. Người đó chính là hoàng đế tại cõi người. Vậy nên, thời Trung Quốc cổ đại thường tôn xưng hoàng đế là “Chân long Thiên tử” hay “Chân mệnh Thiên tử”.

Núi non, sông nước, biển cả của mỗi một triều đại đều nằm dưới sự thống trị của hoàng đế đương triều. Sông Kinh Hà nằm trong bản đồ của Đại Đường. Nên đương nhiên Long Vương của sông Kinh Hà phải xưng thần và cầu cứu Đường Thái Tông “chân long thiên tử”.

Đường Thái Tông có ý tha cho Long Vương một con đường sống nên đã triệu riêng Ngụy Trưng vào cung đánh cờ, để tránh Ngụy Trung làm hại đến Long Vương. Nhưng điều không may là Long Vương lại chỉ để tâm tới việc cầu xin Thái Tông cứu mạng, mà quên không báo cho Thái Tông biết thời gian chính xác mà ông bị hành quyết. Nên khi đến giờ Ngụy Trưng lại ngủ ngay trước mặt Đường Thái Tông và đã xử trảm Long Vương ở trong mơ.

img

Hình thế vận hành tại thế gian sẽ đều thuận theo long mạch này. Người có thể chi phối long mạch chính là người phụng mệnh Trời vận hành giang sơn tại nhân gian. (Ảnh: Aquamery).

Hồn phách của Long Vương vẫn không chịu buông tha cho Thái Tông. Ông làm kinh động đến Đường Thái Tông và nhất quyết đòi kéo Đường Thái Tông xuống địa phủ để tranh biện một phen.

Sau khi Đường Thái Tông đến địa phủ, Thập điện Diêm Vương nơi âm tào nhất tề khom lưng cúi đầu ra bái kiến. Các vị diêm vương nói năng cũng rất mực khiêm nhường, cung kính, không dám thất lễ với Đường Thái Tông. Có thể thấy được địa vị của Đường Thái Tông rất cao, ngay cả những vị Thần thông thường cũng không dám khinh mạn.

Sau khi Đường Thái Tông xuống đến địa phủ, Diêm Vương lệnh cho thuộc hạ lấy ra cuốn sổ Nam Tào, tra xét thọ mệnh của Đường Thái Tông. Viên phán quan Thôi Giác nơi âm ty phát hiện Thái Tông của Đại Đường ở châu Nam Thiệm theo số mạnh sẽ hết dương thọ vào năm Trinh Quán thứ 13 (Nhất thập tam niên), tức là năm nay.

Thế là ông vội vàng phóng bút, thêm hai nét vào chữ “Nhất”, thành chữ “Tam, rồi mang trình Diêm Vương. Diêm Vương thấy vua Đường dương thọ còn 20 năm, bèn an ủi Thái Tông rằng một lát nữa ông sẽ được hoàn dương.

Một phán quan sao có thể to gan lớn mật dám tự ý sửa đổi sổ sinh tử như vậy? Năm xưa Tôn Ngộ Không đại náo âm tào địa phủ đã tự mình dùng bút hủy đi sổ sinh tử của chính mình. Diêm Vương phẫn nộ lập tức lên thiên thượng báo với Ngọc Hoàng. Nhưng vì sao Thôi phán quan tự ý tăng thêm 20 năm thọ mệnh cho Đường Thái Tông nhưng Diêm Vương lại cho qua không hề tính toán?

Hóa ra Đường Thái Tông là chân long thiên tử của Đại Đường, nắm giữ Trung Thổ. Chân thân hình rồng của ông nối liền với non nước và muôn dân đông như mây trời của Đại Đường. Có ông trên đời thì mới có thể giải quyết được vô số những oan hồn vô chủ nơi địa phủ.

img

Tại Thành Chết Oan, Đường Thái Tông mở ngân lượng cấp siêu độ cho những oan hồn nơi đây. (Ảnh: IT).

Trước khi Đường Thái Tông hoàn dương, ông đã đi chu du khắp 18 tầng địa ngục. Ông đi qua Thành Chết Oan, nhìn thấy vô số oan hồn vô chủ. Đường Thái Tông khẳng khái mượn một kho ngân lượng bố thí cho những cô hồn dã quỷ không ăn không uống này. Ông còn đồng ý sẽ làm đại lễ siêu độ cho họ.

Một sinh mệnh muốn được đầu thai chuyển sinh thì cần hoàn trả hết thảy những nợ nần, ân oán mà họ đã từng gây ra từ đời trước hay kiếp này. Nếu không thể trả được món nợ đó họ sẽ phải sống nơi âm ty u tối, chịu đói, chịu rét để hoàn trả tội nghiệp. Không phải vị Thần tiên nào cũng có thể cứu độ họ.

Bởi lẽ món nợ của họ không chỉ liên quan con người, mà còn liên quan tới rất nhiều các sinh mệnh cao tầng khác. Nên nếu may mắn được một vị đại đức nào đó nguyện ý gánh trả nợ nghiệp thay họ, họ mới có thể siêu sinh. Ngay cả các vị Thập điện Diêm Vương cũng không có được công đức sâu dày như vậy để có thể làm việc này.

Đường Thái Tông cầu siêu cho họ cũng đồng nghĩa với việc mang món nợ của những oan hồn vô chủ này buộc lên thân mình. Ông phải gánh đỡ tội nghiệp thay họ thì họ mới có thể siêu sinh. Đường Thái Tông đã làm một việc mà Thập điện Diêm Vương cũng phải bó tay. Vậy nên Thập Điện Diêm Vương đều rất nể trọng ông, Quan Âm Bồ Tát cũng bảo hộ ông.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem