Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Mỹ.
Theo Sputnik, bất chấp việc Bộ Năng lượng Mỹ từ chối cung cấp số liệu, nhóm các nhà khoa học hạt nhân đã công bố bản báo cáo lực lượng hạt nhân Mỹ năm 2019.
Cụ thể, tổ chức phi lợi nhuận này ước tính Mỹ có 3.800 đầu đạn hạt nhân, 1.300 trong số đó là trang bị cho tên lửa đạn đạo, 300 đầu đạn đặt trong các máy bay ném bom chiến lược rải rác khắp châu Âu, 150 đầu đạn được coi như vũ khí hạt nhân chiến thuật và 2.050 đầu đạn dự trữ.
Tổng cộng Mỹ có khoảng 6.185 đầu đạn hạt nhân, cất giữ tại 24 địa điểm ở 11 bang, và 5 quốc gia châu Âu. Trong số này, 2.385 đầu đạn sẽ được loại bỏ dần trước năm 2030.
Các nhà khoa học Mỹ hồi tháng trước đã chỉ trích dữ dội quyết định của Bộ Năng lượng, khi không công bố báo cáo chi tiết về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, như thông lệ trước đây.
Theo các nhà khoa học, việc minh bạch chính sách hạt nhân là điều cần thiết và để “tránh nghi ngờ hay hiểu lầm về kho vũ khí hạt nhân Mỹ”.
Theo hiệp ước START, do Nga và Mỹ ký năm 2010, hai cường quốc hạt nhân này thống nhất không trang bị quá 700 vũ khí hạt nhân cho tên lửa và máy bay ném bom, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng vũ khí hạt nhân.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm nay đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung. Moscow bày tỏ quan ngại rằng Mỹ cũng không gia hạn hiệp ước START, vốn sẽ hết hạn vào năm 2021.
Theo thống kê, ngoại trừ Mỹ và Nga có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn hơn 1.000, các quốc gia khác như Pháp, Trung Quốc, Anh, Pakistan, Ấn Độ, Israel và Triều Tiên chỉ sở hữu lần lượt 300, 280, 215, 140-150, 130-140, 80 và 10-20 đầu đạn hạt nhân.
Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.