Ông Lê Văn Kịp - Chủ tịch Hội ND kiêm chủ nhiệm CLB nông dân với pháp luật xã Nhị Thành (huyện Thủ Thừa, Long An), cho biết.
Cách TP.Tân An chưa tới 10km, lại nằm sát Quốc lộ 1A, trên địa bàn xã Nhị Thành đang hình thành nhiều cơ sở công nghiệp, nên giá đất nông nghiệp tăng đáng kể. Mặt trái của nó là tranh chấp đất đai, bờ ranh… trong nội bộ ND.
Túi sách pháp luật
|
Túi sách pháp luật luôn theo ông Ngô Văn Thanh. |
Năm 2010, Hội ND tỉnh Long An chọn Nhị Thành làm điểm thực hiện Chỉ thị (CT) 26 của Thủ tướng Chính phủ về “Tạo điều kiện cho Hội ND tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của ND”. Cùng với tập huấn pháp luật, xây dựng tủ sách pháp luật ở 7/7 chi hội…, Ban chỉ đạo thực hiện CT 26 xã Nhị Thành chọn những cán bộ, hội viên am hiểu pháp luật thành lập 25 nhóm cộng tác viên (CTV) phổ biến pháp luật.
Mỗi nhóm được Hội ND tỉnh trang bị một “túi sách pháp luật” với 17 đầu sách: Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự; Hình sự; Luật Hôn nhân gia đình; Luật Lao động; Sổ tay phổ biến pháp luật do T.Ư Hội NDVN biên soạn… Ông Ngô Văn Thanh - Tổ trưởng Tổ ND kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp 1 mở túi lấy một cuốn sách nói: “Nhờ những cuốn sách này tôi và gia đình được đọc, được học luật pháp. Tôi đem điều học được phổ biến cho cô bác trong tổ, trong ấp của mình”.
Ông Phạm Văn Gia - Chi hội trưởng Chi hội 5 cho hay: “Chi hội đã tiến hành khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật, lĩnh vực nào thường xảy ra khiếu nại, tố cáo của ND để tập trung tuyên truyền. 100% hội viên trong chi hội đều nắm được kiến thức pháp luật, có ý thức chấp hành luật pháp”.
Tăng tình đoàn kết
Đến nay, các vụ mâu thuẫn, khiếu kiện của ND trong xã đã giảm hẳn nhờ thực hiện CT 26 gắn với quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ông Lê Văn Kịp
- Chủ tịch Hội ND xã Nhị Thành
Năm 2006, Chi hội trưởng ND Ngô Văn Thanh được bầu làm Tổ trưởng Tổ hoà giải. Lật cuốn sổ nhật ký, ông Thanh đếm được 60 vụ khiếu nại tố cáo trong ND do ông trực tiếp hòa giải, trong đó 49 vụ hòa giải thành công. Riêng năm 2010, tổ của ông hòa giải thành công 8/10 vụ.
Ông Thanh kể vụ tranh chấp giữa ông Võ Văn Chính với bà Trần Thị Loan mà tổ đã hoà giải thành công. Theo thỏa thuận, bà Loan cho ông Chính thuê lại 0,3ha đất có nguồn gốc của gia đình bà trong khu công nghiệp mà bà đã nhận tiền đền bù, được nhà đầu tư cho phép sản xuất (khi họ chưa sử dụng) với giá 3 triệu đồng/năm.
Thấy ông Chính sản xuất 3 vụ lúa/năm, bà Loan đòi phải trả thêm tiền thuê đất với lý do bà chỉ cho ông Loan trồng 2 vụ/năm. Nhận được đơn khiếu nại của ông Chính, các thành viên tổ hoà giải đến hiện trường, tìm hiểu rồi mời ông Chính và bà Loan đến phân tích việc làm của bà Loan là không có cơ sở pháp lý. Hiểu ra, bà Loan vui vẻ nhận... cái sai của mình.
Một vụ việc khác là bà Huỳnh Thị Mai Trang trồng bụi chuối giữa đường ranh với đất của bà Huỳnh Thị Lệ. Theo thời gian, bụi chuối lấn sang đất của bà Lệ. Chuối bị gió đốn ngã làm sạt mái ngói nhà bà Lệ, bà Lệ ra tay... chặt chuối, dẫn đến 2 nhà mâu thuẫn.
Phát hiện mâu thuẫn này, ông Thanh nghiên cứu Điều 265 Bộ luật Dân sự (về cây trồng, vật kiến trúc trên đường ranh của hai chủ thể dân sự), rồi mời bà Trang, bà Lệ đến hòa giải.
“Tôi đưa điều luật cho bà Trang xem. Mấy phút sau, bà Trang bảo, do không hiểu luật, nên làm chưa đúng và hứa sẽ về chỉnh đốn lại bụi chuối nhà mình”. Giờ đây, ông Thanh được nhân dân ấp 1 tín nhiệm bầu làm ấp trưởng, nhưng ông vẫn làm tổ trưởng một tổ hội ND kiêm Tổ trưởng Tổ hoà giải.
Tổ hoà giải Chi hội 5, năm 2010 hòa giải thành 11/13 vụ khiếu nại tố cáo của ND. Ông Phạm Văn Gia - Chi hội trưởng kiêm tổ trưởng Tổ hoà giải phát biểu: “Hòa giải thành ở chi hội có tác dụng tăng đoàn kết trong nội bộ ND, bà con hăng hái sản xuất, góp công, góp tiền xây dựng hạ tầng trong ấp”.
Khuynh Diệp
Vui lòng nhập nội dung bình luận.