Kênh truyền hình GMA News cho hay, với những giáo viên ở trường Aksey (Dalagsaan, Aklan, Phillipines), trước khi bắt đầu một tuần dạy học, họ phải trải qua một thử thách nguy hiểm để đến được trường.
Các giáo viên muốn đến trường phải ở bến xe buýt lúc 5h sáng. Sau đó, đi chuyến xe buýt kéo dài 2 tiếng, và băng qua sông Aklan. Mọi chuyện nghe dễ dàng nhưng thực tế không phải vậy.
Có những ngày nước chỉ xấp xỉ mắt cá chân nhưng cũng có ngày mực nước cao ngang thắt lưng, thậm chí ngang ngực. Các thầy cô không có áo phao, những đồ có giá trị được bọc lại và cho vào túi nilon, sau đó họ nắm tay nhau để băng qua sông.
Vào ngày trời mưa, con đường đến trường của các thầy cô càng nguy hiểm. hơn. Các thầy cô sẽ để người trôi theo nước để sang bờ bên kia.
Một quãng sông phải vượt qua.
Sagales - một giáo viên cho hay, bản thân từng đi bè để vượt sông, nhưng dòng nước chảy quá mạnh khiến bè bị lật, cuối cùng Sagales nằm dưới bè, khi đến nơi còn bị mất một chiếc giày. Trong khi đó, Raquel và Tiffany Nobleza cho hay 2 giáo viên này bị các vết bầm tím trên cơ thể sau khi băng qua sông.
Tờ Daily Mail đăng tải một đoạn video clip ghi lại cảnh vượt sông của các thầy cô hôm 19/9. Cô giáo Raquel cho hay con sông trong đoạn video chỉ là quãng sông thứ 5, còn 9 quãng sông khác phải vượt qua để tới được trường. "Sông Aklan chảy rất siết ngay cả vào ngày bình thường", cô giáo này nói.
Vào ngày nước lớn, cách để vượt sông là thả trôi theo dòng nước với dụng cụ làm phao rất thô sơ.
Theo cô Raquel, các giáo viên cần được hướng dẫn để tránh tai nạn. Bởi vì, mọi người luôn bị bầm tím, móng tay bị gãy khi vượt sông. "Lần đầu tiên đến đây, chân tôi quá đau. Nhưng tất cả những gì tôi có thể làm là vừa ngủ vừa khóc, vì phải lên lớp ngày hôm sau", cô nói.
Nếu nước không chảy siết, các thầy cô sẽ nắm tay nhau cùng qua sông.
Các giáo viên cho hay, họ được hỗ trợ tiền vì sự rủi ro khi vượt sông nhưng phần lớn số tiền đó đều chi cho chi phí đi lại. Theo GMA News, sau hàng tiếng đồng hồ vượt sông, không có nghĩa là quãng đường đến trường đã kết thúc.
Các thầy cô sẽ phải đi bộ khoảng 1 tiếng để đến làng Dalagsasan. Ở Dalagsasan không có điện, không có sóng điện thoại di động. Tất cả các hộ dân dùng điện dựa vào các tấm pin năng lượng mặt trời và máy phát điện.
Với cơ thể vẫn còn đau sau khi vượt sông, các thầy cô vẫn sẽ lên lớp giảng dạy cho 400 học sinh tại 7 phòng học của trường.
Cô giáo 39 tuổi đã cố gắng học lời chào bằng 35 ngôn ngữ mà còn cố gắng biến trường học thành mái nhà...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.