Bệnh nguy hại, dễ phát hiện
Cây sầu riêng có tên khoa học là Durian, được trồng nhiều ở khu vực Thái Lan, Mianma, Campuchia… Ở Việt Nam, sầu riêng thường được trồng ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Với hương vị đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao, sầu riêng trở một loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao và được nhiều bà con chọn lựa để thay đổi cơ cấu cây trồng.
Tuy nhiên, giống như nhiều cây trồng khác, người trồng sầu riêng thường đối mặt với nhiều dịch hại. Một trong các dịch hại nguy hiểm nhất là do nấm bệnh Phythopthora palmivora gây thối gốc (thân, cành) chảy nhựa và thối trái.
Khi nấm Phythopthora palmivora xâm nhập vào sầu riêng, triệu chứng có thể xuất hiện trên nhiều bộ phận của cây như thân, cành, trái và rất dễ phát hiện.
Nhánh sầu riêng bị thối do nấm Phytophthora palmivora tấn công.
Trên thân và cành, vùng vỏ bị bệnh sẽ có hiện tượng nhũn nước, sậm màu, nhựa ứa ra có màu nâu đỏ, hơi dính, ở vết bệnh có màu nâu đỏ hay nâu tím. Khi vết bệnh ăn sâu vào bên trong hay lan khắp vòng cây, cành sẽ làm chảy nhựa và chết dần dần.
Trên trái sầu riêng, bệnh xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng thường nhất là ở đáy trái. Vết bệnh đầu tiên là đốm nhỏ có màu hơi đen, sau đó lớn dần có màu đen xám, bệnh làm hư hại phần thịt trái rất nhanh, thịt trái bị nhũn ra có mùi tanh và chua lẫn lộn. Bệnh nặng làm thối cả trái, vào những ngày có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao sẽ có tơ nấm như mạng nhện bám trên vết bệnh.
Trên thân cây, bệnh có thể gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây từ vườn ươm cho đến thời kỳ thu hoạch. Trên trái, bệnh gây hại suốt thời gian phát triển của trái, đặc biệt khi gặp các điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ thấp, bón thừa đạm.
“Cách đối phó” triệt để
Để hạn chế loại bệnh này trên cây sầu riêng, trước tiên cần chú trọng đến biện pháp canh tác với các điều kiện cơ bản như tạo độ thông thoáng cho tán cây, thường xuyên cắt tỉa cành thừa. Về biện pháp chăm sóc, cần bón phân NPK một cách cân đối, không bón thừa đạm, sử dụng phân chuồng hoai mục và chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật có ích để bón cho cây. Đặc biệt, không bón phân hóa học trực tiếp lên rễ cây, dễ gây ngộ độc phân.
Khi bệnh chớm xuất hiện, bà còn cần xử lý thuốc sớm để kịp thời “dập bệnh”. Trên thị trường hiện nay, Manozeb 80WP sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu của Công ty cổ phần nông dược HAI là loại thuốc trừ bệnh thối trái và thối gốc chảy nhựa trên cây sầu riêng được đánh giá là hiệu quả và đang được nhiều chủ vườn sầu riêng lựa chọn. Với các đặc điểm nổi trội như hạt thuốc mịn, phân tán đều hơn trong nước, độ bám dính rất tốt nên sẽ hạn chế bị rửa trôi khi gặp mưa, do đó gia tăng hiệu lực của thuốc trong thời gian dài.
Manozeb 80WP
Ngoài bệnh thối trái và thối gốc chảy nhựa trên cây sầu riêng, Manozeb 80WP còn dùng để phòng trừ rất nhiều loại nấm bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng. Đặc biệt là các loại nấm bệnh gây hại quan trọng nhất hiện nay là Phytophthora, Fusarium và Thán thư.
Cách sử dụng Manozeb 80WP khá đơn giản. Trên thân và cành lớn, bà con cạo sạch lớp vỏ xung quanh vùng bị bệnh, sau đó quét đều thuốc Manozeb 80WP với liều lượng 100g/1 lít nước (nếu bệnh nặng phối hợp thêm với Simolex 720WP với liều pha 100g/1 lít nước để tăng hiệu quả phòng trừ và hạn chế tính kháng thuốc).
Nếu bệnh xuất hiện trên trái và cành non, bà con phun thuốc ướt đều tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện với liều dùng Manozeb 80WP là 800-1000g/200 lít nước. Để thuốc phát huy công dụng một cách tốt nhất, bà con cần khuấy đều thuốc trong bình trước khi phun. Đặc biệt là nên phun, tưới ngừa khi bệnh chớm xuất hiện.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phương Đakao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088
Website: www.congtyhai.com
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.