Hiệu ứng biểu tình trong thế giới Arập

Thứ ba, ngày 15/02/2011 06:19 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập đã kết thúc song hậu quả của nó đang tạo ra những thay đổi khó lường trong thế giới Arập, với hiệu ứng biểu tình lan rộng.
Bình luận 0

"Chảo lửa" Algeria và Yemen

AFP đưa tin, tình hình Yemen tiếp tục diễn biến căng thẳng trong bối cảnh biểu tình diễn ra tại nhiều nơi ở nước này.

img
Người biểu tình đụng độ cảnh sát tại Algeria.

Ngày 14-2, biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người vẫn diễn ra rầm rộ ở thủ đô Sanaa nhằm yêu cầu Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức và sa thải các thành viên gia đình của ông Saleh hiện đang nắm giữ những vị trí chủ chốt trong quân đội và an ninh.

Trước làn sóng biểu tình chống chính phủ dữ đội, Tổng thống Saleh đã nhượng bộ khi thông báo đình chỉ những điều khoản sửa đổi Hiến pháp cho phép ông có thể tại vị suốt đời. Như vậy sau 3 thập kỷ cầm quyền, ông Saleh sẽ chấm dứt sự nghiệp chính trị trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2013. Phe đối lập tuyên bố chấp thuận sáng kiến chính trị của Tổng thống Saleh và cho biết sẵn sàng bắt đầu cuộc đối thoại dân tộc với đảng cầm quyền.

Tại Algeria, các cuộc biểu tình chống chính phủ cũng diễn ra ở nhiều thành phố. Phong trào Phối hợp vì sự thay đổi và dân chủ (CNDC), nhóm tập hợp lực lượng đối lập biểu tình thông báo sẽ tổ chức một cuộc "đại biểu tình" vào ngày 19-2 cho đến khi Tổng thống Bouteflika phải từ chức lập tức, vì đã để tình trạng thất nghiệp, vô gia cư và giá lương thực liên tục tăng cao.

Biến động khó lường

Tờ Ai Cập Ngày nay cho biết, Tổng thống vừa bị phế truất Hosni Mubarak đã rơi vào tình trạng hôn mê ngày 12-2 tại tư dinh ở khu nghỉ dưỡng Sharm al-Sheikh. Ông Mubarak, 82 tuổi, hiện đang được chăm sóc y tế song chưa được đưa đến bệnh viện.
V.C

Hiệu ứng biểu tình dây chuyền cũng đang nổ ra tại nhiều nước khác trong khu vực như Jordan và Lebanon nhằm yêu cầu Chính phủ cải thiện đời sống kinh tế. Các nhà phân tích cho rằng, những cuộc tuần hành này đang gây ra những hậu quả khó lường như làm mất cân bằng phát triển kinh tế-xã hội, gia tăng sự mất ổn định của cơ cấu chính trị tại chính các quốc gia đó và thậm chí làm thay đổi cả tư duy của thế giới Arập theo hướng cực đoan hơn.

Điều dễ nhận thấy là các quốc gia Arập có nhiều điểm chung về điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội. Sự mất cân bằng về cơ cấu kinh tế do thiếu những nguồn tài nguyên thiết yếu như nước, năng lượng và đất canh tác, cùng với sự bùng nổ dân số khiến cho vấn đề thất nghiệp của lực lượng thanh niên chiếm số đông trong xã hội càng trở nên nghiêm trọng, có thể khiến giới trẻ nảy sinh bất mãn và gây ra những cuộc biểu tình tồi tệ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem