Hình ảnh nhà báo trên phim Việt: Ít thuyết phục!

Thứ sáu, ngày 19/06/2015 10:32 AM (GMT+7)
Không ít hình ảnh nhà báo xuất hiện trên phim. Nhưng thường thì nhà báo thật khi xem hình ảnh họ trên màn bạc đều mỉm cười lắc đầu. Ngô nghê, ấu trĩ, với những sai sót sơ đẳng trong nghiệp vụ. Dĩ nhiên vẫn có một số ngoại lệ như phim “Nghề báo” chẳng hạn (ảnh).
Bình luận 0

Nhà báo xuất hiện trên phim nhiều khi chỉ là vai phụ thêm nếm như trong phim “Lọ lem hè phố”và “Gái nhảy” hay “Scandal - bí mật thảm đỏ”, "Biết chết liền"... Có khi là vai chính như trong nhiều phim truyền hình như “Nữ phóng viên”, “Nghề báo”…

 

img

 

Các nhà biên kịch và đạo diễn có lẽ đều không đi sâu tìm hiểu thực tế nghề báo nên xây dựng hình ảnh chân dung nhà báo thường sơ lược, làm người trong nghề phiền lòng đã đành, mà công chúng cũng sẽ hiểu chưa đúng về nghề báo. Phóng viên gì mà đi điều tra gái nhảy cứ tò tò xông vào vũ trường như chỗ không người. Nhà báo gì mà điều tra cứ như công an mật, thậm chí làm thay nhiều phần việc của công an...

Thẻ nhà báo cứ như tấm thẻ vạn năng, bạ việc gì là nhân vật nhà báo rút thẻ liền. Nhà báo nào cũng áo nhiều túi, cũng máy ảnh, cũng lăm lăm điện thoại để ghi âm…

Một số đạo diễn làm phim thị trường thì chỉ xoáy sâu vào mấy nhà báo mạng hay thọc sâu vào chuyện đời tư giới showbiz để trục lợi, câu view.

Trong số nhiều phim nhà báo dở, thì ngoại lệ là phim truyền hình nhiều tập “Nghề báo” - đạo diễn Phi Tiến Sơn cách đây nhiều năm.

Vì nhân vật nhà báo được xây dựng có đầu tư, nhiều tâm trạng và về nghiệp vụ ít sai sót. Nhân vât nữ Thúy Bình (do Hồng Ánh thủ vai) đầy tâm huyết, dũng cảm với nghề, sẵn sàng lao vào những điểm nóng, bênh vực người tốt, tuy nhiên vô tình rơi vào bẫy của những kẻ xấu và rồi cô bàng hoàng nhận ra chính những bài viết của mình đã làm tan nát một gia đình hạnh phúc, hủy hoại tương lai của một cô gái… Bản thân Thúy Bình luôn bị giằng xé giữa giữa đạo đức làm nghề với áp lực kinh tế gia đình …

Đó là công chính của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, vốn rất chuyên nghiệp khi dấn thân vào viết một mảng đề tài nào. Chính ông từng tâm sự: "Tôi viết làm sao để xem phim, mọi người hiểu thêm, thông cảm, quý trọng, cảm thông hơn về nghề báo và nhà báo. Còn các nhà báo ngoài đời cũng sẽ yêu mình, yêu nghề hơn sau khi xem bộ phim này!"

Và quan trọng nhất, những vấn đề được đề cập trong phim ngay từ lúc mở đầu đều là những vấn đề hiện thực, phản ánh tiêu cực xã hội nóng bỏng, gần gũi với cuộc sống như tiêu cực trong lĩnh vực nhà đất, thế lực đen trong làng báo, sự xuống cấp đạo đức…

Tiếc là hình ảnh nhà báo trên phim sau đó không được như trong “Nghề báo” nữa, mà lại rơi vào sự nhàn nhạt, và không thuyết phục.

Lại phải so sánh: Có chút chạnh lòng khi xem những phim nước ngoài làm về nghề báo - thực chất là nghề nguy hiểm, với hình ảnh những nhà báo cực kỳ dũng cảm, chấp nhận thiêt thòi và nhiều khi làm thay đổi cả quyết định của tòa án như bộ phim “Thủ phạm lý tưởng”.

Còn hình ảnh nhà báo chuyên viết showbiz thì như phim “Yêu nữ thích hàng hiệu” (The Devil Wears Prada) là một minh chứng sinh động. Đó là sự lột xác của cô nữ sinh quê mùa Andy Sachs để đáp ứng yêu cầu của bà tổng biên tập tạp chí thời trang Runaway nổi tiếng, khi nhận cô vào làm. Những góc khuất và sự nghiệt ngã của thế giới thời trang cũng được mô tả thật sống động trong phim...

(Theo Lao Động)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem