Hình ảnh nước Mỹ vào ban đêm thể hiện rất rõ sự khác biệt trong mật độ dân cư giữa các vùng. Đây là một phần của hình ảnh tổng hợp toàn cầu do NASA và vệ tinh của Cơ quan Quốc gia về Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA) thực hiện.
Hình ảnh Trái đất vào ban đêm được tổng hợp từ các dữ liệu do vệ tinh Suomi NPP của NASA ghi lại vào tháng 4 và tháng 10 năm 2012.
Theo NASA, rất nhiều vệ tinh thược được thiết kế để ghi lại hình ảnh Trái đất vào ban ngày. Tuy nhiên, thiết bị cảm biến mới trên Suomi NPP có thể giúp vệ tinh này chụp ảnh Trái đất vào ban đêm.
Thung lũng sông Nile rực rỡ vào ban đêm kể tiếp câu chuyện về một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. NASA khẳng định rằng, cảm biến mới trên Suomi NPP đủ nhạy để phát hiện "ánh sáng từ một con tàu trên biển".
Các thành phố ven biển của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (ở phần trên của bức ảnh). Hà Nội và khu vực Biển Đông xuất hiện ở phần dưới của bức ảnh.
Vệ tinh Suomi NPP có quỹ đạo cách Trái đất 512 dặm (824) và nó sẽ đi qua một điểm bất kỳ trên Trái đất 2 lần mỗi ngày. Sau mỗi lần như vậy vệ tinh sẽ truyền dữ liệu về một trạm tại Svalbard, Na Uy, và trực tiếp thu phát trên toàn thế giới.
Ngược lại với hình ảnh "Quả cầu xanh" mà các nhà du hành thuộc phi hành đoàn tàu Apollo 17 chụp được năm 1972, những hình ảnh mới nhất về Trái đất là một quả cầu đen với ánh đèn sáng rực rỡ của các thành phố.
Suomi NPP được phóng tại căn cứ không quân Vandenberg, California, vào ngày 27.10.2011 và nhiệm vụ chính của nó là thu thập dữ liệu về Trái đất phục vụ cho việc dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai.
Theo VietNamNet
Vui lòng nhập nội dung bình luận.