HLV Miura không phải là một HLV toàn diện, nhưng đối mặt với nền bóng đá Việt Nam suốt thời gian qua, ông đang phải chịu rất nhiều áp lực từ các chuyên gia bóng đá, người hâm mộ, quan chức VFF và cả dư luận. Cách đây vài ngày, phóng viên của Newspicks có đặt những câu hỏi dành cho HLV trưởng ĐT Việt Nam, và ông đã nói lên cảm nhận thật của mình.
Bài trả lời phỏng vấn của HLV Miura.
Bóng đá Việt Nam không tồn tại triết lý phòng ngự
PV: Bóng đá Đông Nam Á đang phát triển khá ấn tượng, là một HLV trưởng của ĐT Việt Nam trong khoảng thời gian một năm rưỡi, ông nghĩ gì về những thử thách của mình?
Miura: Tôi cảm nhận được rất nhiều áp lực và thử thách, khi vừa mới làm quen với bóng đá Việt Nam, mọi thứ đều rất khó khăn, nhưng tôi vẫn luôn bảo vệ quan điểm của mình.
Nền bóng đá Đông Nam Á đang có những bước trưởng thành đáng chú ý, trong khoảng 1 năm rưỡi làm HLV ĐT Việt Nam, ông nghĩ vấn đề của họ là ở đâu?
Miura: Họ có rất nhiều vấn đề, nhưng nếu nói về năng lực trên sân cỏ thì tôi nghĩ là họ không phải là đội bóng có tinh thần làm việc cao, không có ý thức về mặt phòng ngự và tranh cướp bóng.
Cụ thể là như thế nào?
Khi họ cầm bóng thì họ chơi rất tốt nhưng tôi thấy nhiều khi vừa bị cướp bóng xong là họ dừng chơi luôn. Như trình độ của Buriram United FC của Thái đang tham gia AFC Champions League để quyết định câu lạc bộ số 1 châu Á, thì chất lượng cầu thủ nước ngoài của họ khá cao nên họ là đội khá mạnh. Buriram ở AFC đã bị loại ở vòng đấu bảng nhưng họ cùng bảng với đội Gamba Osaka vẫn dành được 10 điểm.
Tuy nhiên đội Việt Nam năm nay thì sao? B.Bình Dương có cầu thủ Lê Công Vinh dày dặn kinh nghiệm chơi cho Consadole Sapporo là đội mạnh nhất của Việt Nam hiện tại vậy mà họ đã đại bại trước Kashiwa Reysol với tỷ số 1-5, và kết thúc ở vị trí cuối bảng?
CLB Hà Nội T&T được coi là đội đứng thứ 2 cũng vậy, ở vòng loại thứ 2 họ đã thắng đội của Indonesia nhưng lại để thua FC Seoul của Hàn Quốc ở trận Play-off với tỉ số 0-7. Nguyên nhân thất bại tôi nghĩ là do khoảng cách, sự chênh lệch về tinh thần làm việc, ý thức phòng ngự và tranh cướp bóng. Ngoài ra họ còn thiếu một yếu tố quan trọng nữa.
Người Việt Nam không có cái gọi là văn hóa phân tích
HLV trưởng ĐT Việt Nam trả lời tạp chí Newspicks (Nhật Bản) ngày 9.12.
Một yếu tố nữa là yếu tố gì ạ?
Là việc họ đã không tìm hiểu và phân tích kỹ đối thủ của mình. Tôi nghĩ cái quan trọng và cơ bản nhất là phải cân nhắc về cách thi đấu sau khi phân tích điểm mạnh của đối phương rồi đưa ra chiến lược từ cách thi đấu của đối thủ nhưng họ lại không có quy trình phân tích đối thủ. Lúc nào họ cũng thi đấu cùng một kiểu và kết quả là bại trận.
Có nghĩa họ không có người phụ trách điều tra, thăm dò?
Đúng là họ không có. Ban đầu tôi thấy rất ngạc nhiên nhưng họ không có văn hóa phân tích. Vậy nên bản thân tôi trong vòng loại World Cup 2018 lần này đã thực hiện phân tích và cũng đã có một số trận đấu tốt hơn. Cho dù như vậy nhưng vẫn phải cố gắng nâng cao trình độ của HLV hơn nữa. Họ chỉ tập trung vào kết quả trước mắt.
Ngoài ra còn vấn đề gì nữa không?
Để làm mạnh 1 đội bóng mạnh thì việc quan trọng nhất là tích góp/xây dựng. Tức là đào tạo để phát triển lâu dài. Việt Nam và các nước khác trong ASEAN đều đang phát triển, thế nhưng họ không thể làm việc mà nghĩ cho lâu dài. Họ vui buồn lo lắng chỉ cho thắng bại của một trận đấu trước mắt.
Nếu không thể tích lũy xây dựng cho tương lai thì quả thật là lãng phí. Họ sẽ thua một cường quốc châu Á như giống như Nhật Bản. Đây không phải vấn đề của riêng Đông Nam Á mà còn cả của Trung Đông. Đó là chỉ ưu tiên kết quả trước mắt...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.