Ấn Độ hiện là nhà của 60% số lượng hổ trên thế giới.
Theo Independent, tình trạng phá rừng, lấy đất phục vụ sản xuất đã tạo ra những xung đột chết người, đặc biệt giữa hổ và con người.
Các nhà hoạt động đã thất bại trong việc ngăn tòa án ra phán quyết, cho phép các thợ săn và nhân viên kiểm lâm bắn chết con hổ, vốn ăn thịt 13 người trong 2 năm qua.
Tòa án tối cao cho rằng, con hổ cái tạo ra mối đe dọa rõ rệt với cộng đồng và không chắc việc gây mê và đưa con hổ đến nơi khác là cách khả dĩ.
Những cái chết liên tiếp trong vòng 2 năm qua ở ngôi làng Pandharkawada, miền trung Ấn Độ, đã khiến cư dân ở đây hoảng sợ. Nhiều thi thể mất chân tay hay có vết cào lớn trên cơ thể.
Các nhà hoạt động bảo vệ động vật cho rằng một con hổ không thể đơn độc giết nhiều người đến như vậy.
Theo quan chức kiểm lâm Ấn Độ, các thợ săn sẽ sử dụng súng gây mê trước, dùng voi để siết chặt vòng vây. Sau khi gây mê, các thợ săn sẽ đưa con hổ về vườn thú.
“Nếu cách này không thành công, chúng tôi sẽ phải bắn chết con hổ để bảo vệ tính mạng của người dân”, quan chức Ấn Độ Pradip Rahurkar Rahurkar nói.
“Chúng tôi không muốn giết sinh vật tuyệt đẹp như vậy”, KM Abharna, một quan chức kiểm lâm Ấn Độ ở khu vực Pandharkawada. “Nhưng chúng tôi và các nhà lập pháp đang chịu nhiều sức ép từ người dân. Họ muốn con hổ phải chết”.
Bằng nhiều biện pháp khác nhau, Ấn Độ đã làm tăng số lượng hổ sinh sống ở tự nhiên, từ 1.441 con vào năm 2006 đến con số 2.500 như ngày nay. Ấn Độ hiện là mái nhà của 60% số lượng hổ trên toàn thế giới.
Nhưng sự bùng nổ dân số và nạn phá rừng đã khiến nhiều khu rừng biến thành ốc đảo. Những con hổ không còn cách nào khác là phải đi qua khu dân cư và làm tăng khả năng đụng độ với con người.
Quan chức Ấn Độ nói họ đã từng cố gắng bắt hổ cái “thích thịt người”, nhưng nó đã bỏ trốn.
Những cái chết bí ẩn bắt đầu từ cách đây 2 năm ở Pandharkawada, miền trung Ấn Độ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.