Ông Chu Tuấn Thanh trả lời:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9.9.2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020.
Theo đó, đối tượng áp dụng của chính sách là hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán cũng được hỗ trợ.
Đối với hỗ trợ bảo vệ rừng, mức tối đa là 400.000 đồng/ha/năm, với hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ tối đa là 30ha/hộ; đối với hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo.
Nghị định cũng quy định rõ hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ. Cụ thể, diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ 1 lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ. Mức hỗ trợ từ 5-10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.