Họa sĩ Lê Đại Chúc: Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh ra đời

Hoàng Giang - M.T Thứ bảy, ngày 04/03/2023 13:57 PM (GMT+7)
Mang triển lãm "Ngày trở về" tới TP.HCM, họa sĩ Lê Đại Chúc coi như một cuộc tái ngộ. Bởi vì theo ông, "TP.HCM đã là quê hương thứ nhì của tôi. Sau 30 năm quay trở lại làm triển lãm, tôi muốn chia sẻ tình yêu hội họa của tôi suốt 60 năm qua cho mọi người ở TP này".
Bình luận 0
Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 1.

"Vũ trụ và con người" (trắng) của Lê Đại Chúc.

Triển lãm của họa sĩ Lê Đại Chúc trưng bày khoảng 90 bức tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khai mạc ngày 4/3, kéo dài đến hết ngày 8/3.

Một phòng tranh gây ngỡ ngàng bởi sức sáng tạo ngồn ngộn của họa sĩ. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong bộ sưu tập trên 1.000 bức của ông, mà theo họa sĩ, cần làm 3-4 triển lãm ngay lập tức vẫn có thể đáp ứng được.

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 2.

"Vũ trụ"

Vũ trụ, thượng đế, người đàn bà, hoa cỏ, phong cảnh, chất huyền sử đậm đặc trong các hình tượng ngựa, trâu, kỵ sĩ, thiên sứ… tất cả đều lồng trong một không gian sáng tạo đặc quánh rất riêng. Nói như họa sĩ, thì "tôi vẽ những gì chưa ai vẽ, và khi cầm cọ cũng tự hỏi bức này thế giới đã có ai vẽ chưa". Đó là không gian của đức tin, của vũ trụ, sử thi và trần gian nơi ông đang sống và vẽ.

Hoa là người, có khi người hóa thành hoa; vạn vật, từ vũ trụ rộng lớn đến những sinh linh bé nhỏ, hay thiên nhiên hoang dại cũng đều có mối liên hệ kỳ bí, đầy chất thơ trong tranh của Lê Đại Chúc.

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 3.

"Chọi trâu"

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 4.

"Phong cảnh 1"

"Tôi không quá đề cao tính dân tộc mà luôn chú ý đến tính nhân loại, cũng giống như khi chúng ta thụ hưởng tinh hoa của những nền văn hóa khác nhau, như nghe nhạc của Beethoven, Tchaikovsky… hay đọc tác phẩm văn chương của Lev Tolstoy, Dostoyevsky…" – họa sĩ Lê Đại Chúc nhấn mạnh.

Sau tất cả những chuyến du ngoạn và những bức tranh được ngưỡng mộ, được sưu tầm tại Anh, Mỹ, Pháp, Lê Đại Chúc giữ lại tâm thế thiền bên giá vẽ, coi mọi thứ đều là vô thường.  

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 5.

"Phong cảnh 7"

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 6.

Phong cảnh

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 7.

"Chư pháp vô ngã"

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 8.

"Chọi trâu" (đen)

Ngay từ năm 16 tuổi (năm 1960), Lê Đại Chúc đã được họa sĩ Nguyễn Văn Trường – là họa sĩ được đào tạo tại trường Mỹ thuật Đông Dương, lúc đó cũng đang sống tại Hải Phòng, dạy vẽ. Lớn lên, nhờ quan hệ của phụ thân, ông được các danh họa Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm trực tiếp dạy dỗ.

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 9.

"Chọi trâu 5 con"

Đặc biệt, năm 1995, họa sĩ Lê Đại Chúc được tổ chức Street Kid International (Tổ chức trẻ em đường phố thế giới) mời sang triển lãm tại London (Anh).  Sau đó, ông còn sang Paris (Pháp) 6 tháng và New York 3 tháng. Suốt thời gian ở tại những kinh đô hội họa đó, Lê Đại Chúc dành phần lớn thời gian đi xem các tác phẩm kinh điển của hội họa thế giới. Đó là những lớp học trực tiếp về hội họa. Sau những chuyến đi dài ngày đó, trình độ hội họa của họa sĩ tăng gấp hàng chục lần so với trước.

"Danh họa Bùi Xuân Phái từng nói với tôi, họa sĩ khác với thi sĩ, là phải có thêm đôi tay bằng vàng, còn trái tim và khối óc thì có thể như nhau" – Lê Đại Chúc kể.

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 10.

"Hoàng hôn của các thiên thần"

Lê Đại Chúc đã tham gia triển lãm nhóm tại thành phố Hải Phòng từ năm 1967, nhưng chỉ bắt đầu tính từ dấu mốc triển lãm cá nhân với tranh sơn dầu lần đầu tiên tại TP.HCM năm 1992, thì ông mới thật sự bước vào hội họa chuyên nghiệp.

Kể từ đó cho đến nay, ông đã có hàng chục lần tổ chức triển lãm các tác phẩm cá nhân của mình, cả ở trong nước và nhiều quốc gia khác nhau, như Pháp, Mỹ, Anh...

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 11.

"Thiếu nữ bên hồ sen"

Có thể dễ dàng nhận ra sức mạnh nội tâm của tác giả trong từng bức tranh. Họa sĩ nói: "Xem tranh thấy được toàn bộ con người của họa sĩ. Vì vậy, vẽ gì thì vẽ vẫn chỉ là tự họa. Tự họa không phải là nhìn gương để vẽ mình, mà là vật chất hóa linh hồn mình".

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 12.

"Hoa đầu người"

"Tôi vẫn nghĩ, với nhạc sĩ thì quan trọng nhất là đôi tai, còn với họa sĩ là đôi mắt. Mắt của họa sĩ thiên tài có thể nhìn thấy những gì mà mắt của người thường không nhìn thấy được, và còn có khả năng lưu giữ như máy ảnh, để có thể nhớ lại và lấy ra sử dụng. Mắt của mỗi người độc nhất vô nhị cũng giống như vân tay vậy…" – họa sĩ Lê Đại Chúc nhấn mạnh.

Chính vì thế, ông khẳng định: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh ra đời. Cũng giống như con người, nó có năng lượng của nó, mà năng lượng này (đặc biệt là tranh hiện đại, siêu thực và trừu tượng) lại không phải từ đề tài, ý tưởng của bức tranh, là "khả năng tung hứng các mảng màu của họa sĩ nào may mắn được thượng đế ban cho". 

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 13.

Chân dung Nguyễn Gia Trí tại triển lãm

Xem tranh cũng là xem cách họa sĩ xử lý vấn đề và chất liệu… Vì vậy, có lẽ cái khó nhất của họa sĩ là họ phải có khả năng tự phán xét bức tranh đã xong chưa. Xong có nghĩa là đã có hồn. Mà đã đủ hồn thì những chỗ chưa vẽ cũng phải dừng lại… Một bức tranh mà sau 10 năm hay 20 năm thấy vẫn không phải sửa, thì có thể coi là "tạm ổn" mới yên tâm được".

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 14.

"Hpa số 2"

Nhà phê bình nghệ thuật người Anh David Deveraux nhận xét: "Toàn bộ tranh chân dung của Lê Đại Chúc cho thấy một tài năng không cần bàn cãi của một họa sĩ chân dung hiện thực... Trong một thời đại mà một sự sắp xếp hổ lốn những sắt thép, nệm rách, nilông vào làm một, nhằm tạo ra những cái giả danh nghệ thuật, thì việc xem nghệ thuật được mài giũa một cách sắc bén của Lê Đại Chúc là một sự cổ vũ to lớn".

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 15.

Họa sĩ Lê Đại Chúc

Mặc dù nổi danh với nhiều bức chân dung vẽ danh họa Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ – thi sĩ Văn Cao… và những bức vẽ chân dung nhiều bạn bè trong giới ngoại giao ở nước ngoài, nhưng ông không chỉ thành công ở mảng đề tài chân dung.  

Hàng ngàn bức vẽ của họa sĩ Lê Đại Chúc có đề tài đa dạng, phong phú, đặc biệt những bức họa có yếu tố sử thi, như "Krisna và Acjuna" (số 1,2,3), "Cái chết của Bhisma" (1,2) lấy cảm hứng từ sử thi vĩ đại Ấn Độ Mahabharata, "Linh hồn là kỵ sĩ, thân thể là ngựa", và những tranh ở mảng đề tài lớn như "Vũ trụ nhất thể", "Chân dung thượng đế", "Đôi bạn chân tình", "Vũ trụ và con người" (1,2,3), "Hoàng hôn của các thiên thần", "Ngựa xanh ba đầu", "Ngựa nâu ba đầu", "Hoa đen"…

 Tất cả tranh của ông vừa bố cục chặt chẽ, đẹp mắt trong khi vẫn chuyển tải được nội dung "nặng ký" của các nền văn hóa khác nhau, bằng lối vẽ trừu tượng hiện đại, bút pháp khoáng đạt.

Họa sĩ Lê Đại Chúc: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra" - Ảnh 17.

Họa sĩ Lê Đại Chúc trả lời phỏng vấn

Họa sĩ Lê Đại Chúc sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống về văn nghệ. Cha ông là nhà thơ, nhà viết kịch Lê Đại Thanh, là bạn thân của các danh họa Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm… Em trai của ông là NSƯT Lê Chức, chị gái là NSƯT Lê Mai, các cháu là NSND Lê Khanh, Lê Vân, Lê Vi…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem