Hóa thạch rùa cổ đại 100 triệu năm tuổi được phát hiện ở Texas, Mỹ

Thứ bảy, ngày 22/05/2021 18:00 PM (GMT+7)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hóa thạch rùa có niên đại 100 triệu năm tuổi ở Texas, Mỹ. Di tích cổ đại được cho là tàn tích đầu tiên của loài rùa cổ ở Bắc Mỹ, điều này đã làm sáng tỏ một số bí ẩn xung quanh sự di cư của loài bò sát từ thời đại Cenomanian này.
Bình luận 0
Hóa thạch rùa cổ đại 100 triệu năm tuổi được phát hiện ở Texas, Mỹ - Ảnh 1.

Phát hiện hóa thạch rùa cổ đại 100 triệu năm tuổi ở Texas, Mỹ

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu tích của một con rùa lâu đời nhất khu vực Bắc Mỹ tại Arlington Archosaur Site (AAS). Con rùa này được đặt tên là Pleurochayah appalachius, nó thích nghi tốt với cuộc sống ven biển với cấu tạo những mấu xương lớn ở hai chân trước. Địa điểm tìm ra tàn tích này là một vùng châu thổ sông cũ từ cuối kỷ Phấn trắng (80 đến 66 triệu năm trước), được cho là đã chảy qua khu vực Dallas-Fort Worth.

Các nhà khoa học đã tìm kiếm vùng đồng bằng sông khô cạn và phát hiện nhiều di tích hóa thạch trong nhiều năm qua. Trước đây, họ đã tìm ra hóa thạch khủng long và cá sấu tại khu vực này. Giờ đây, họ lại có thêm một khám phá hoàn toàn mới, có thể thay đổi hiểu biết của con người về các loài bò sát. Hóa thạch được khai quật thuộc giống rùa pleurodiran - một loại rùa cổ đã tuyệt chủng. Khám phá gợi ý rằng loài rùa cổ này đã di cư đến Bắc Mỹ vào khoảng thời đại Cenomanian - từ 100 đến 94 triệu năm trước.

Hóa thạch rùa cổ đại 100 triệu năm tuổi được phát hiện ở Texas, Mỹ - Ảnh 2.

Một loài mới được phát hiện có những đặc điểm giống rùa cổ đại

Các nhà khảo cổ học đã báo cáo phát hiện của mình rằng: một số đặc điểm cấu tạo trên cơ thể chúng được tạo ra để thích nghi với môi trường bên ngoài. Những sự thích nghi này cho thấy rằng nó là một loài sống ven biển. Đặc biệt, nó có những mấu xương lớn ở hai chân phía trên giúp nó có thể tạo ra các động tác bơi mạnh mẽ hơn và bơi giống như chèo thuyền, trái ngược với chuyển động của các loài rùa ngày nay. P. Appalachius cũng có lớp vỏ bên ngoài dày bất thường, các nhà khoa học cho biết, nó sẽ giúp rùa được bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi, đặc biệt là trong môi trường biển.

Tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Đại học Midwestern University of Graduate, Brent Adrian, cho biết: "Khám phá này cung cấp bằng chứng về rùa cổ ở Bắc Mỹ. Nó mở rộng hiểu biết của chúng tôi về những cuộc di cư đầu tiên của loài bothremydids đã tuyệt chủng."

AAS đã được các nhà khảo cổ học sử dụng từ năm 2009, mặc dù vùng châu thổ sông này được phát hiện trước đó sáu năm. Kể từ đó, các cuộc khai quật đang diễn ra liên tục. Khoảng 2.000 hóa thạch riêng lẻ đã được phát hiện tại khu vực này, từ nhiều loài động vật và thực vật khác nhau.

Hà Trang (express.co.uk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem