Hoàng đế nước Việt nào lên ngôi được 3 ngày đã bị phế truất?

Minh Anh Thứ bảy, ngày 04/12/2021 22:30 PM (GMT+7)
Vừa lên ngôi được 3 ngày đã bị phế truất, Dục Đức trở thành hoàng đế có thời gian trị vì ngắn nhất trong số 13 vị vua của nhà Nguyễn.
Bình luận 0

Dục Đức (1852-1883) tên Nguyễn Phúc Ưng Ái là vị hoàng đế thứ 5 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi vào ngày 19/7/1883 nhưng chỉ tại vị được 3 ngày – ngắn nhất trong số 13 vị vua của nhà Nguyễn. Đặc biệt ông có một cuộc đời đầy rẫy bi kịch không ai ngờ đến.

Sau 3 ngày làm vua đã trở thành kẻ trọng tội

Dục Đức là con trai thứ 2 của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Năm 17 tuổi, ông được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và cho xây dựng phòng riêng để học tập, giao cho Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên trông nom dạy bảo.

Năm 1883, Tự Đức được phong làm Thụy Quốc công. Sách sử chép rằng, trong số 3 người con nuôi, vua Tự Đức yêu quý nhất và muốn truyền ngôi cho người con thứ ba là Nguyễn Phúc Ưng Đăng (con trai của Kiên thái Vương và Nguyễn Thị Hương). Nhưng lúc vua Tự Đức sắp mất, Ưng Đăng còn quá nhỏ, đất nước bị Pháp xâm lược nên buộc phải chọn thái tử lớn tuổi truyền ngôi để chăm lo chính sự. Vì thế vua phải chọn Nguyễn Phúc Ưng Ái, khi ấy 32 tuổi.

Năm 1883, khi bệnh đã nan nguy, biết không thể qua khỏi, vua Tự Đức bèn gọi ba phụ chính đại thần là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lại để thảo chiếu nhường ngôi cho Nguyễn Phúc Ưng Ái.

Hoàng đế nước Việt nào lên ngôi được 3 ngày đã bị phế truất, dám gian díu với vợ của cha? - Ảnh 1.

Chân dung vua Dục Đức.

Các quan phụ chính dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan trong di chiếu phê bình tính nết xấu của Ưng Ái: “Ưng Ái tuy từ lâu nay đã trưởng thành nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám, sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Mà nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây". Nhưng vua từ chối, vì cho rằng viết như thế để tự quân biết kiểm điểm và tu tỉnh.

Và sau khi vua băng hà, Nguyễn Phúc Ưng Ái lên ngôi kế vị vào ngày 19/7. Ông khóc lạy tờ cố mệnh ở điện Cần Chánh, sau đó vào điện Hoàng Phước chịu tang. Ông đem nhiều người thân cận vào làm hộ vệ trong điện Hoàng Phước và các sở Quang Minh. Những người này tự do ra vào cung điện, trong khi các tờ tâu trình khẩn cấp, cơ mật từ các viên đại thần các tỉnh dâng lên để trong điện một đêm vẫn chưa giao ra. Lại trong khi làm lễ cúng tiên đế mà Tự Đức vẫn mặc áo sắc lục cũ hoặc sai chế ngay các đồ dùng riêng. Đây đều là những hành động bị cấm trong thời gian để tang khiến các phụ chính càng ghét.

Vốn là người bị dị tật ở mắt, lại mắc phải một số trọng tội trước đó nên lúc làm lễ lên ngôi, vua Dục Đức đã sai Trần Tiễn Thành đọc lướt một số đoạn “không cần thiết” viết không tốt về mình.

Trần Tiễn Thành đã cố tình lướt qua, nhưng hai phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng sát bên đã tiến lại, hạch hỏi Trần Tiễn Thành rồi sai Nguyễn Trọng Hợp đọc đúng nguyên văn của di chiếu.

Ngay sau khi di chiếu được đọc qua, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã “hỏi tội” Trần Tiễn Thành về làm giả di chiếu. Đúng ba ngày sau, 2 phụ chính đại thần dâng biểu lên Thái hoàng thái hậu Từ Dũ, vạch ra 4 tội của nhà vua: Muốn sửa di chiếu của vua cha; Có đại tang mà mặc áo màu; Tự tiện đưa một giáo sĩ vào Hoàng thành và Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha.

Trước sức ép của 2 vị đại thần quyền lực, bà Từ Dũ không thể làm gì ngoài việc buộc phải đồng ý phế ngôi của Dục Đức. Chỉ sau 3 ngày làm vua, chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội.

Hoàng đế nước Việt nào lên ngôi được 3 ngày đã bị phế truất, dám gian díu với vợ của cha? - Ảnh 2.

Lăng mộ vua Dục Đức.

Kết cục bi thảm trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Sau khi bị truất ngôi vị, vua Dục Đức bị quản thúc tại Dúc Đức Đường rồi hôm sau bị tuyên án, giam ở Thái y viện. Tại đây, một phòng kín được cấp tốc xây lên, ông bị bỏ đói và không cho uống nước.

Thương tình vua cũ, những người lính canh thỉnh thoảng nhét cho ít cơm nắm cùng chiếc áo rách đã nhúng nước để nhà vua vắt ra lấy nước uống. Sống trong cảnh cùng cực đó, vua thoi thóp không đến một tháng thì qua đời. Người cai ngục khai rằng ông tuyệt thực mà chết.

Tuy nhiên, theo sử gia Phạm Văn Sơn, khi vua Dục Đức hết sức đau đớn vì đói khát, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã sai người giết vua bằng thuốc độc vì sợ để lâu sẽ sinh biến.

Khi ông mất, có hai người lính bó thi thể ông trong chiếu rách, mang chôn. Thế nhưng đến đầu làng An Cựu, ngoại thành Huế thì xác vua rơi xuống bên khe nước nông. Tin rằng đây là nơi yên nghỉ do vua tự chọn, người ta chỉ chôn cất ông qua loa cho xong việc.

Hoàng đế nước Việt nào lên ngôi được 3 ngày đã bị phế truất, dám gian díu với vợ của cha? - Ảnh 3.

Vua Thành Thái - con trai của vua Dục Đức.

Lâu ngày, ngôi mộ gần như trở thành phần đất bằng do không ai chăm sóc. Có lần, một người ăn mày đói chết, gục ngay trên mộ vua, dân nơi đó không biết vua Dục Đức đã nằm tại đó nên chôn người ăn mày ngay trên mộ vua. Sau này, khi vua Thành Thái lên ngôi - con trai thứ bảy của vua Dục Đức, ông lần theo dấu vết và lời kể lại để tìm mộ vua cha. Nhưng khi đào lên, người ta thấy ở đó có tới hai bộ hài cốt, vậy là vua đành cho người ta lấp đất lại, xây nơi đó thành An Lăng.

Còn mẹ vua Dục Đức sau khi qua đời, bà được phong là Trang thuận. Đến thời vua Thành Thái, bà được phong làm Đệ nhất phủ thiếp.

Hiện lăng mộ bà ở phường Thủy Xuân (TP.Huế, Thừa thiên Huế). Lăng mộ này từng nhiều lần bị kẻ gian đào bới. Theo phước tộc triều Nguyễn, những kẻ đào trộm mộ bà để tìm vàng, dù chưa có bất kỳ tư liệu nào nói về việc ngôi mộ của bà được chôn theo vàng bạc, châu báu.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem