Học hỏi kinh nghiệm

  • Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả giống mới, cùng với sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm đã giúp các hộ dân bản Văn Lùng, xã Chiềng Hặc (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) thoát nghèo, vươn lên làm giàu với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm.
  • Với mong muốn tạo ra nông sản sạch để rộng đường tiêu thụ, anh Huỳnh Việt Trung (ấp Long Hòa, xã Tân Long, TX. Ngã Năm, Sóc Trăng) hướng đến một phương thức canh tác hoàn toàn mới là trồng ổi theo quy trình VietGAP. Từ sự thay đổi phương thức canh tác này mà vườn ổi ngày nào đã sai trái hơn, đầu ra cũng ngày càng thuận lợi.
  • Cây trồng bị bệnh, chỉ khai thác được 1-2 vụ đã phải phá bỏ, gây thiệt hại nặng là tình trạng người trồng cam Canh ở xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang gặp phải. Thực tế này đòi hỏi người dân, chính quyền, ngành chức năng có giải pháp khắc phục, ngăn chặn, không để tiếp diễn ở những địa phương khác.
  • Từ một quả đồi um tùm toàn cây tạp anh Nông Văn Lâm, thôn Đồng Ngầu, xã Cai Kinh (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) đã quyết tâm khai phá đất trồng cam Canh. Đến nay vườn cam đã sai trĩu cành mang lại thu nhập cho gia đình anh dao động từ 200- 300 triệu đồng mỗi năm.
  • Ở “thủ phủ” trồng hoa Mê Linh lớn nhất miền Bắc, anh Nguyễn Xuân Trường (xã Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội) được biết đến là tỷ phú “chân đất”. Điều đặc biệt được thể hiện ở chỗ, anh là người đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của Mê Linh tự sản xuất được cây giống hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô.
  • Anh Lò Văn Sơn, sinh năm 1994, dân tộc Thái, bản Đồng Tâm (xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã có tài sản kếch sù từ việc nuôi cá lăng, mỗi năm thu nhập gần 350 triệu đồng. Hiện nay anh Sơn là 1 trong những tuổi trẻ tiêu biểu của xã Chiềng Ơn trong phát triển kinh tế.
  • Mấy năm gần đây, bà con dân tộc Thái sinh sống tại xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập ổn định từ việc trồng cam trên đất dốc. Việc đưa cây cam vào sản xuất được ví như là “Phao cứu sinh” giúp bà con dân tộc thoát nghèo. Nhiều hộ đã có thu nhập từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng.
  • Gần 10 năm gắn bó với loài dế, có thể nói là 'cùng ăn, cùng ngủ' với nó, cuối cùng người thanh niên tên Cao Văn Đoàn ở Bình Dương cũng thành công nhờ mô hình nuôi dế, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
  • Khi đợt mưa kéo dài do ảnh hưởng của bão số 7 chấm dứt, nắng hửng lên cũng là lúc những trái bưởi đỏ căng tròn nức tiếng của vùng Mường Bi (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bắt đầu chuyển vàng. Nhiều nông hộ đang tất bật thu hái bưởi bán cho các thương lái ở khắp nơi đổ về thu mua tại vườn.
  • Thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh uỷ Sơn La, những năm qua, huyện Phù Yên đã ban hành nhiều giải pháp, kế hoạch triển khai thực hiện, đến nay, tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện là 2.578ha. Nhiều diện tích đất dốc để trống, đồi trọc trước đây giờ đã được phủ kín màu xanh của cây ăn quả...