Anh nông dân trồng ổi theo quy trình VietGAP, mỗi năm thu về gần nửa tỷ đồng
Anh nông dân trồng ổi theo quy trình VietGAP, mỗi năm thu về gần nửa tỷ đồng
Thứ năm, ngày 25/02/2021 06:00 AM (GMT+7)
Với mong muốn tạo ra nông sản sạch để rộng đường tiêu thụ, anh Huỳnh Việt Trung (ấp Long Hòa, xã Tân Long, TX. Ngã Năm, Sóc Trăng) hướng đến một phương thức canh tác hoàn toàn mới là trồng ổi theo quy trình VietGAP. Từ sự thay đổi phương thức canh tác này mà vườn ổi ngày nào đã sai trái hơn, đầu ra cũng ngày càng thuận lợi.
Anh nông dân trồng ổi theo quy trình VietGAP, mỗi năm thu về gần nửa tỷ đồng
Anh nông dân trồng ổi theo quy trình VietGAP, mỗi năm thu về gần nửa tỷ đồng
Bằng việc lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp, cũng như sự cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, vườn ổi Đài Loan của anh Huỳnh Việt Trung (ấp Long Hòa, xã Tân Long, TX. Ngã Năm, Sóc Trăng) đã trở thành địa chỉ tham quan, học hỏi kinh nghiệm của rất nhiều bà con nông dân trong tỉnh.
Mặc dù đã đạt được lợi nhuận kinh tế ổn định, nhưng với mong muốn tạo ra nông sản sạch để rộng đường tiêu thụ, trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP là phương thức canh tác được anh Trung hướng đến.
Theo đó, từ đầu năm 2019, được sự hướng dẫn của chi Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản Sóc Trăng, anh Trung đã từng bước tiếp cận quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây theo tiêu chuẩn VietGAP, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mà thực hiện bón phân vi sinh ngay từ khi cây mới ra bông, tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán để cây được thông thoáng, đạt hiệu quả đậu trái cao hơn.
Bênh cạnh đó, anh còn thực hiện bao bọc trái ngay khi còn nhỏ để hạn chế sâu bệnh phát sinh trên ổi, nhờ vậy cây cho chất lượng trái ngon, ngọt, mẫu mã đẹp và bảo quản được lâu hơn.
Nhờ sản xuất theo quy trình nông nghiệp sạch mà trái ổi được trồng từ vườn của gia đình anh Trung nhận được sự đón nhận rất cao từ thương lái và người tiêu dùng. Sản phẩm ổi sạch của anh hiện được tiêu thụ chủ yếu ở Cần Thơ và một số tỉnh thành lân cận.
Ước tính sản lượng ổi thu về hàng năm của gia đình anh là gần 200 tấn trái với lợi nhuận đạt từ 300 đến 450 triệu đồng.
Nhắm giúp cây ổi phát triển tốt, giảm công chăm sóc, anh Trung còn đầu tư hệ thống tưới phun tự động với chi phí gần 170 triệu đồng.
Theo anh Trung, bên cạnh lợi nhuận kinh tế thì tạo ra sản phẩm sạch phải chất lượng vẫn là yếu tố then chốt. Nếu muốn xây dựng được thương hiệu ổn định trên thị trường. Chính vì thế, anh luôn trích ra 50% lợi nhuận thu được hàng năm để tái đầu tư, nâng cấp vườn ổi.
Hiện nay, đây cũng là vườn ổi đầu tiên tại Sóc Trăng đạt chứng nhận VietGAP, với hy vọng tạo ra nguồn cung lớn hơn để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, ngành nông nghiệp địa phương cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, đã và đang đồng hành tích cực cùng nhà vườn trong vấn đề mở rộng diện tích trồng ổi sạch, từng bước đưa trái ổi VietGAP vào nhiều thị trường khác nhau, cũng như niềm tin của người tiêu dùng về các sản phẩm được canh tác ngay tại tỉnh nhà, cũng như từng bước tiến đến việc xây dựng thương hiệu cho những nhà vườn đam mê quy trình canh tác an toàn.
Trong những năm gần đây, nhiều mặt hàng nông sản tại Sóc Trăng đã khẳng định được giá trị sản phẩm thông qua việc ứng dụng các quy trình canh tác hữu cơ VietGAP, bên cạnh sự hỗ trợ từ cơ quan chuyên môn, thì ý thức chủ động của người nông dân trong việc tự tìm kiếm cơ hội cạnh tranh giữa các mặt hàng có cùng chủng loại trên thị trường là rất cần thiết và nông dân Huỳnh Việt Trung đã làm được điều này.
Mất thời gian 3 năm để thử nghiệm cây trồng trên vùng đất khá bất lợi trong sản xuất cùng khoản chi phí không nhỏ để tiếp cận quy trình sản xuất sạch. Sự đầu tư cả về công sức và vật chất của nông dân Huỳnh Việt Trung giờ đây đã được đền đáp xứng đáng bằng vườn cây sai trái vào mỗi kỳ thu hoạch cùng niềm tin tuyệt đối từ phía người tiêu dùng.
PV (Truyền hình Sóc Trăng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.