Theo quy định tại tiết đ, mục 7.1 khoản 7 Điều 6 của Thông tư số 112/2010/TTLT/BTC-BLĐTBXH thì đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg: Các địa phương chủ động xây dựng phương án huy động thêm nguồn kinh phí bổ sung từ học phí do người học đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để bảo đảm chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.
Trường hợp không huy động được nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để bảo đảm chi phí đào tạo đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg thì người học phải chi trả khoản chi phí phát sinh cho cơ sở dạy nghề.
Người tham gia viết và cung cấp thông tin kỹ thuật cho các giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn được hưởng những thù lao gì? (Trần Mạnh Tiến, Thanh Miện, Hải Dương)
Người tham gia viết và cung cấp thông tin kỹ thuật cho các giáo trình dạy nghề sẽ được coi là người góp phần biên soạn chương trình dạy nghề. Theo Thông tư số 112, mức thù lao gồm: Biên soạn chương trình dạy nghề: 60.000 đồng/giờ (bao gồm cả chi phí thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng chương trình: 10.000 đồng/giờ).
Sửa chữa, biên tập tổng thể chương trình: 35.000 đồng/giờ.
Thẩm định, nhận xét đánh giá chương trình dạy nghề: 25.000 đồng/giờ. Chỉnh sửa, bổ sung chương trình dạy nghề: Mức chi tối đa không quá 30% mức chi xây dựng mới chương trình dạy nghề quy định.
NTNN
Vui lòng nhập nội dung bình luận.