Sống khoẻ nhờ nuôi gà
Là đơn vị tiên phong trong công tác dạy nghề nông nghiệp thời gian qua Trạm khuyến nông thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) đã thực hiện dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật mô hình “nuôi gà thịt an toàn sinh học trên nền chuồng đệm lót sinh học” tại nhiều địa phương. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ được ứng dụng ở các vùng nông thôn mà được dạy ở ngay những vùng đô thị, cho nông dân bị mất đất.
Đầu năm 2018, Trung tâm đã mở lớp dạy nghề nuôi gà thịt an toàn sinh học trên nền chuồng đệm lót sinh học với sự tham gia của 4 hộ dân ở phường 2 và phường 3 thị xã Quảng Trị. Mô hình chăn nuôi mới này đã đem đến cho người chăn nuôi cái nhìn và cách làm mới trong chăn nuôi gà nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình dạy nghề chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà ở huyện Cam Lộc. ảnh: Minh Nguyệt
Với quy mô nuôi 100 con/hộ. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% chi phí mua gà giống, chế phẩm làm đệm lót, 30% chi phí thức ăn và thuốc thú y, vật tư và được tập huấn thiết kế xây dựng, cải tạo chuồng trại, chế tạo đệm lót từ các nguyên liệu (trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa). Kết quả sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống của gà mô hình đạt 92%, trọng lượng gà đạt bình quân 1,6kg/con. Với giá bán 75.000 đồng/kg, tổng thu của các hộ đạt hơn 44 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí còn lãi gần 14 triệu đồng.
Trước đây, gia đình bà Lê Thị Dần (khu phố 5 phường 3, thị xã Quảng Trị) cũng như các hộ dân trên địa bàn, nuôi gà bằng phương pháp truyền thống, nên gà hay bị bệnh và mùi hôi thối từ chất thải, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Từ khi áp dụng phương pháp nuôi mới được cán bộ trạm Khuyến nông chuyển giao hướng dẫn, đã mang lại hiệu quả một cách toàn diện, giảm tỉ lệ mắc các loại dịch bệnh, đàn gà tăng trưởng nhanh, không còn sự than phiền về môi trường của các hộ dân sống xung quanh.
Đa dạng các nghề cần dạy
Để gắn công tác đào tạo với giải quyết việc làm một cách bền vững, trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tế của bà con nông dân và người lao động, địa phương còn đào tạo những ngành nghề thiết thực và phù hợp với nhu cầu của địa phương như sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật xây dựng, may mặc...
Việc nuôi gà trên đệm lót sinh học, giảm tối đa công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn. Cải thiện môi trường cho các hộ nuôi, không ô nhiễm, đặc biệt tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc”.
Ông Nguyễn Khắc Mạnh - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông TX.Quảng Trị. |
Ông Nguyễn Khắc Mạnh - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông thị xã Quảng Trị phụ trách mô hình nông nghiệp cho biết, thời gian qua Quảng Trị đã triển khai 12 mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó 7 mô hình mang lại hiệu quả cao được nhân rộng. Có thể kể đến như mô hình trồng ném tại huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh cho thu nhập 40-50 triệu đồng/ha; mô hình trồng hoa ở các phường ven đô Đông Hà với diện tích 10 ha cùng với một số xã như Gio Châu (Gio Linh), Triệu Thành, Triệu Đông (Triệu Phong), Tân Hợp (Hướng Hóa); mô hình trồng sắn tại các xã vùng Lìa; kỹ thuật chế biến nước mắm tại xã Triệu Vân, Triệu Lăng (Triệu Phong); sản xuất nón lá tại xã Hải Tân, Hải Xuân (Hải Lăng)”.
Theo ông Trần Thanh Hiền - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị, trong 2 năm gần đây, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Trị đã gắn với cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh. Trước đó HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.