Tô Hùng (10 Tin) và Thùy Dung (11 Sinh): Khá sốc và bất ngờ
“Bài văn của anh Hiếu đã giúp em hiểu rõ hơn về hoàn cảnh khó khăn của anh ấy. Ngay cả bản thân em khi vào trường cũng có tư tưởng rằng, học sinh Ams đều là con nhà khá giả. Em nghĩ chính những suy nghĩ như của em về học sinh trường Ams khiến bài viết xôn xao trong dư luận.
|
Cậu trò nghèo đầy nghị lực Nguyễn Trung Hiếu. Ảnh Vnexpress |
Thực sự sau khi đọc xong, không chỉ riêng em mà cả lớp em đều rất bất ngờ. Nghị lực học tập của anh ấy khiến chúng em nể phục. Em muốn chia sẻ với anh ấy về mặt tinh thần”, Tô Hùng cho biết.
Còn Nguyễn Thùy Dung, lớp 11 chuyên Sinh tâm sự: “Bài văn của bạn Hiếu do chính cô giáo dạy văn của em đọc cho cả lớp. Là học sinh cùng khối với bạn Hiếu nhưng em không nghĩ gia đình bạn Hiếu lại hoàn cảnh đến vậy.
Em thấy sốc vì từ trước đến giờ em chưa từng biết tới trường hợp nào khó khăn như thế. Em thấy thương bạn ấy. Sắp tới chúng em sẽ cùng giúp đỡ bạn ấy để bạn ấy có thể yên tâm hơn trong học tập”.
Mỹ Kim và Tường Vy (10 Văn): “Học sinh Ams không phải đều là con nhà giàu”
“Bài văn của anh Hiếu xúc động, tình cảm và khá sâu sắc. Bài văn đã lột tả được một sự thật rằng học sinh trường Ams không phải toàn con nhà giàu như mọi người vẫn nghĩ. Mặc dù vẫn còn đang là học sinh nhưng em nghĩ chúng em nên có những đóng góp nho nhỏ để động viên tinh thần anh ấy.
Ngoài sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường, em và các bạn trong lớp sẽ cùng ủng hộ bằng nhiều cách và chia sẻ về mặt tinh thần”, Mỹ Kim nói.
Tường Vy cho hay: “Em đã đọc bài viết của anh Hiếu. Em chỉ biết chia sẻ với anh ấy bằng cách copy link bài viết về anh ấy lên các trang mạng xã hội để nhận được sự đồng cảm từ mọi người”
Anh Phong (12 Tin) và Ngọc Trâm (11 Văn): Còn nhiều bạn cũng có hoàn cảnh khó khăn
“Em không quá bất ngờ về hoàn cảnh của Hiếu mà bất ngờ vì bạn ấy đã dám viết thẳng, nói thật những gì mà lâu nay chưa ai dám viết. Đọc xong bài văn, em cũng có chung một dòng cảm xúc như nhiều bạn khác.
Cô Lê Thị Oanh, Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, để giúp đỡ Hiếu trong học tập, ngay khi em vào trường, nhà trường đã miễn giảm nhiều khoản trong đó có học phí cho em.
Ngoài số tiền nhỏ trong quỹ đóng góp của các thầy cô, hiện tại nhà trường đang vận động thêm các “mạnh thường quân” tiếp tục giúp Hiếu. Bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất, Ban giám hiệu nhà trường cũng như cô giáo chủ nhiệm thường xuyên động viên em về mặt tinh thần, giúp em tự tin hơn.
Em biết ở trường còn có nhiều bạn gia đình hoàn cảnh như Hiếu. Trường hợp như của Hiếu không phải là hi hữu. Dù sao đi chăng nữa thì nghị lực của Hiếu cũng rất cao”, Anh Phong thổ lộ.
Ngọc Trâm chia sẻ: “Những dòng văn của Hiếu rất chân thật. Em không nghĩ là “dân Lý” mà bạn ấy lại viết chín chắn như vậy. Chắc mẹ bạn ấy rất tự hào về con mình.
Bài văn của Hiếu khiến em càng khâm phục nghị lực của bạn ấy hơn. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn ấy vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Hiếu xứng đáng là một tấm gương cho các học sinh khác noi theo. Dù không nhiều nhưng em và các bạn trong khối sẽ cố gắng ủng hộ bạn ấy”.
T.M (11 Lý): Hiểu rõ hơn về người bạn đầy nghị lực
"Em có biết đôi chút về hoàn cảnh của Hiếu nhưng không nghĩ gia đình bạn ấy lại éo le như vậy. Học chung lớp với Hiếu nên em biết bạn ấy học rất khá, đều các môn. Gia đình khó khăn nên Hiếu lúc nào cũng suy nghĩ sâu sắc, chín chắn. Để tiết kiệm tiền cho gia đình, bữa trưa Hiếu thường đem cơm ở nhà đi và ăn với muối vừng.
Phải khi đọc bài văn của Hiếu em mới biết rõ về Hiếu và gia cảnh nhà bạn ấy. Hôm cô giáo đọc bài của Hiếu cho cả lớp, cô đã khóc. Ở trường em các thầy cô giáo đã có quỹ riêng để giúp đỡ bạn ấy.
Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng Hiếu vẫn rất năng nổ tình nguyện. Hiếu thường xuyên tham gia vào các hoạt động từ thiện và là thành viên của CLB tình nguyện cho chương trình “Thắp sáng bản em” ở Mường Tè (Lai Châu). Em thực sự rất cảm phục Hiếu".
Phú Cao (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.