Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 10/3, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) tổ chức chương trình "Một ngày làm giáo viên" năm học 2022-2023. Đây là năm thứ 7 chương trình được tổ chức tại trường.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, định hướng nghề nghiệp là trách nhiệm của nhà trường, do đó, trường luôn cố gắng tạo ra nhiều hoạt động để giúp các em học sinh tìm hiểu, định hướng nghề nghiệp tương lai.
Đối với những nhà giáo, nếu thấy thế hệ học sinh muốn nối nghiệp của mình thì đó là điều vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, khi mà công nghệ, trí tuệ nhân tạo lên ngôi, có rất nhiều ngành nghề dễ kiếm tiền hơn, nghề sư phạm không phải là lựa chọn của học sinh. Nhiều năm qua, công tác hướng nghiệp, tuyển sinh sinh viên theo ngành sư phạm rất nan giải dù cũng đã có nhiều chế độ đãi ngộ cho sinh viên hơn trước.
Về chương trình "Một ngày làm giáo viên", ông Phú cho biết, đây là hoạt động nhằm giúp học sinh được trải nghiệm cảm giác khi làm giáo viên. Qua đó, các em có thể cảm nhận được sự vinh quang của viên phấn trắng, hiểu được những hào quang của người kỹ sư tâm hồn, có sự trải nghiệm thâu đêm soạn giáo án, chỉnh sửa giọng nói, tác phong đi đứng, hiểu được mối quan hệ tương tác của thầy trò... Từ đó, các em sẽ yêu thương thầy cô hơn, trân trọng những giờ dạy hơn.
"Đặc biệt, qua chương trình này, tôi hy vọng sẽ có những em học sinh nhận ra mình yêu thích, phù hợp với nghề giáo. Chỉ cần mỗi trường có 2-3 em vào trường sư phạm thì mỗi năm toàn quốc sẽ có số lượng giáo viên lớn, giảm bớt được áp lực thiếu giáo viên như hiện nay. Đồng thời, công tác hướng nghiệp của các trường cũng đạt hiệu quả, hoàn thành ý nguyện", ông Phú nói.
Lê Thu Phương, học sinh lớp 12A11 Trường THPT Nguyễn Du chia sẻ, từ lớp 1 đến lớp 12, Phương chỉ là cô học trò ngồi phía dưới để lắng nghe thầy cô giảng dạy. Riêng ngày hôm nay, Phương được đứng lớp, được trở thành giáo viên và dạy cho "học sinh" của mình.
"Với em đây là một trải nghiệm rất thú vị. Cảm giác khi ngồi dưới lớp và khi đứng trên bục giảng hoàn toàn khác nhau. Em phải chuẩn bị trước từng lời nói, từng động tác... Trải nghiệm này cũng giúp em thấy được sự khó nhọc, vất vả của thầy cô, từ đó yêu thương thầy và trân trọng thầy cô nhiều hơn", Phương nói.
Tương tự, một học sinh khác chia sẻ, dù không định hướng theo ngành sư phạm, nhưng khi được trải nghiệm làm giáo viên học sinh này lại cảm thấy rất yêu nghề giáo. "Chương trình thật sự bổ ích, giúp chúng em tự tin hơn, dám đứng trước đông người để truyền tải kiến thức - điều này cũng đòi hỏi chúng em phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cân nhắc từng câu nói...", học sinh này cho biết.
Chương trình "Một ngày làm giáo viên" được tổ chức 2 buổi trong ngày 10/3. Tổng cộng, cả trường có 227 tiết học của học sinh đứng lớp giảng dạy, gồm 14 môn học cho cả 3 khối 10,11 và 12. Mỗi lớp sẽ có tối đa 6 tiết dạy từ tiết 2 của buổi sáng cho tới tiết 7 của buổi chiều, tối đa 1 bài dạy/1 môn học.
Trao đổi về chương trình này, Giáo sư Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM nhận định, đây là chương trình ấn tượng trong bối cảnh hoạt động trải nghiệm trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
"Chương trình này sẽ hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh định hướng được tương lai, sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Học sinh sẽ có điều kiện hiểu thêm về nghề giáo, xác định rõ các năng lực và phẩm chất của cá nhân xem có phù hợp với các yêu cầu của nghề nghiệp hay không mà phấn đấu", ông Sơn nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.