Dự kiến Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng vào ngày 22.6.2011 tại Hà Nội.
ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phương tiện đi lại chủ yếu bằng ghe, tàu… và chạy bằng động cơ đốt trong với nguyên liệu chính là xăng, dầu. Hệ quả là sinh ra dầu thừa thải, đổ xuống nguồn nước.
Và dầu loang trên sông là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước nói riêng và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nói chung. Vì vậy một vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết được tình trạng ô nhiễm đó.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hải đã hướng dẫn nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm bằng cách sử dụng các vật liệu ở địa phương để kiểm tra khả năng hút dầu. Mục tiêu là tìm vật liệu tự nhiên rẻ tiền để xử lý ô nhiễm dầu một cách tốt nhất mà không huỷ hoại môi trường.
Để thực hiện, nhóm tiến hành thu gom các vật liệu có sẵn tại địa phương như xơ dừa khô, lục bình khô và vỏ tràm. Sau một thời gian thực hiện, nhóm phát hiện vỏ tràm có thể giúp ngăn chặn ô nhiễm xăng dầu. Em Nguyễn Thanh Liêm, giải thích: “Với đặc tính “háo dầu” của vỏ cây tràm, nhóm đã tạo ra mô hình thu gom xăng dầu từ các “tấm thảm vỏ tràm” vừa mang lại mỹ quan, vừa thu gom dầu rơi vãi một cách hiệu quả trên 97%.
Bước đầu, được sự ủng hộ rất cao từ các điểm bán xăng dầu và sửa chữa máy móc trong khu vực và đang được sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt các thảm vỏ tràm sau khi thu, giữ dầu loang được phơi khô và ủ, có thể bón cây. Vì vậy, chúng em đã đặt tên cho đề tài là “Thu - giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”.
Sao Khuê
Vui lòng nhập nội dung bình luận.