Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao

Mai Chiến Thứ năm, ngày 25/01/2024 16:23 PM (GMT+7)
Sáng ngày 25/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Nam Định tổ chức khai mạc Cuộc thi khoa học kỹ thuật và ngày hội STEM dành cho học sinh trung học năm 2023 - 2024.
Bình luận 0

CLIP: Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) giới thiệu về ngành học Nông nghiệp Công nghệ cao của Học viện. Thực hiện: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 1.

Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra Hội thảo STEM. Về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã trình bày bài tham luận dài gần 20 phút, rất chi tiết với chủ đề: “Tổng quan về nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới và Việt Nam, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông”. Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 2.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết, nông nghiệp công nghệ cao là quá trình ứng dụng công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, vật liệu mới, tự động hóa, internet vạn vật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng nông sản, nâng cao khả năng phục hồi và giảm thiểu khí thải ra môi trường, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 3.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được phát triển trên 3 trụ cột chính, gồm kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý. Trong đó có trí tuệ nhân tạo, internet of things, robot, big data. Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 4.

Cùng với sự phát triển mạnh như vũ bão của công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên thế giới đòi hỏi Việt Nam phải nhập cuộc nhanh chóng. Bởi thế, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta trở nên cấp thiết. Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 5.

Vậy tại sao ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta trở nên cấp thiết? Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh có 3 lý do cơ bản. Một là, tốc độ gia tăng dân số của nước ta ngày càng tăng; công nghiệp hóa và đô thị hóa nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng hẹp do đó đòi hỏi năng suất cây trồng ngày càng cao. Hai là, khoa học công nghệ ngày càng phát triển; sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng luôn luôn gắn với công nghệ từ đó buộc chúng ta phải đi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Ba là, hiện nay biến đối khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực, nhu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, bên cạnh đó, chúng ta đã gia nhập WTO, các Hiệp đinh thương mại khác… nên có sự canh tranh về chất lượng và giá cả, bởi vậy phát triển nông nghiệp công nghệ cao là con đường tất yếu. Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 6.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh thông tin, ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 với mục tiêu phát triển một số ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này góp phần tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao. Đây là tiền đề để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này… Trong ảnh là PGS.TS Trần Văn Quang – Trưởng khoa Nông học chụp ảnh kỷ niệm với học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo (tác giả thực hiện Đề tài: Cơ sở phân tích từ tính đối kháng của chủng xạ khuẩn VNUA116 với nấm gây bệnh héo vàng trên chuối tại Nam Định nhằm nâng cao hoạt tính sinh học trong chế phẩm sinh học do Học viện Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn) Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 7.

Qua thống kê, hiện nay cả nước có 51 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ NNPTNT công nhận, 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do các địa phương công nhận, 29 khu nông nghiệp công nghệ cao hoạt động tại 12 tỉnh/thành phố và cả nước có 53 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tính đến 31/12/2020), 1.700 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tính đến cuối năm 2020). Trong ảnh là PGS.TS Trần Văn Quang – Trưởng khoa Nông học chụp ảnh kỷ niệm với học sinh Trường THPT Mỹ Lộc (tác giả thực hiện Đề tài: Nghiên cứu và xác định giống lúa mang gen kháng nảy mầm trước gặt ở cây lúa Việt Nam do Học viện Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn). Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 8.

Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năm 2018, Học viện Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu tuyển sinh sinh viên vào học ngành Nông nghiệp công nghệ cao (trực thuộc Khoa Nông học). Ảnh: Mai Chiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao- Ảnh 9.

Đến nay, đã có 6 khóa đào tạo với khoảng 50 sinh viên tốt nghiệp. Hiện tại, đang có khoảng 170 sinh viên đang theo học. Ảnh: Mai Chiến.

CLIP: Học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo và THPT Mỹ Lộc chia sẻ về quy trình thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thực hiện: Mai Chiến.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem