Hội nghị Văn hóa toàn quốc
-
"Văn hóa cũng là một nguồn nguyên liệu có thể đưa vào sản xuất, phát triển kinh doanh. Những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoàn toàn có thể sử dụng và khai thác văn hóa để đem lại những giá trị về kinh tế" MC Trịnh Lê Anh chia sẻ với PV Dân Việt.
-
"Cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Nếu chúng ta chỉ vì kinh tế, lợi ích kinh tế trước mắt thì rất có thể bản sắc dân tộc, di sản văn hoá phi vật thể sẽ sớm bị mai một dần".
-
Một chiến lược phát triển văn hóa hợp lý trong sự biến đổi không ngừng của thế giới là kỳ vọng được nhiều nhà nghiên cứu đặt vào Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, về bản chất ngay từ rất sớm bản sắc văn hoá Việt Nam là hội nhập với khả năng thích ứng rất cao.
-
Bản sắc văn hóa dân tộc không thể trở thành vật cản của sự bứt phá vươn lên tầm nhân loại. Ngược lại, hễ bản sắc hàm chứa trong mình không chỉ sức sống bền dai mà cả khả năng vận động thích ứng và hấp thụ, thì nó ắt phải trụ vững và là sản phẩm của thời mới.
-
Tối ngày 21/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Niềm tin và khát vọng''. Đây là một trong các sự kiện nổi bật chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021.
-
"Để có tiền người ta sẵn sàng bán đủ thứ. Rồi người có tiền lại đi mua đủ thứ, từ trinh tiết tới quyền lực", Giáo sư sử học Lê Văn Lan phản ánh hiện tượng xuống cấp về văn hoá trong một nỗi lo lắng và mong muốn về một nền văn hóa nhân tính, nhân văn, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân ái Việt Nam.
-
"Trong văn hóa mà "tay không bắt giặc" là không làm được. Ngay cả tham mưu cũng phải đi liền với lý trí, kinh nghiệm và tri thức", PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ trong buổi tọa đàm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".
-
Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn từng nhiều năm làm Phó vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương. Trong một vẻ bề ngoài có vẻ đầy "xưa cũ", ông dường như đã lặng lẽ đứng quan sát và có một cái nhìn thật sâu vào đời sống văn hoá, văn nghệ nước nhà.
-
"Tại sao không biến ngôi đình làng Việt trở thành trung tâm văn hóa mà lại cần thêm nhà văn hóa? Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn tới văn hóa nông thôn. Dù đất nước phát triển tới đâu đi chăng nữa, nông thôn vẫn là không gian lớn nhất", nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ với Dân Việt.
-
“Chúng ta từng có giai đoạn bỏ qua những khía cạnh kinh tế của văn hóa nên đã tạo ra những sản phẩm không thu hút được sự quan tâm của khán giả”, đó là quan điểm của PGS.TS Bùi Hoài Sơn trong cuộc trò chuyện với Dân Việt.
-
Là người trẻ nhất trong tọa đàm trực tuyến "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức, đạo diễn Hoàng Điệp đã có những ý kiến từ góc độ người thực hành văn hóa trong thời điểm hiện tại.
-
“Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, chúng ta phải triển khai giá trị con người Việt Nam mà Nghị quyết của Đảng đề ra đó là con người yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, có khát vọng xây dựng đất nước và sáng tạo”, Bộ trưởng Bộ VHTTDL nhấn mạnh.
Chủ đề nóng