Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vì sao hai thứ trưởng công an hầu tòa cùng Vũ "Nhôm"? Nguồn: Zing
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày, 28-30.1.
Đây là lần thứ ba Vũ "Nhôm" hầu tòa và lần thứ hai bị đưa ra xét xử sơ thẩm tại TAND Hà Nội. Năm 2018, Vũ "Nhôm" bị phạt TAND Cấp cao phạt 8 năm tù vì Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước. Cũng trong vụ án này, Phan Hữu Tuấn bị phạt 7 năm tù, Nguyễn Hữu Bách nhận án 6 năm tù về cùng tội danh.
Cuối năm 2018, trong vụ án liên quan sai phạm tại Ngân hàng Đông Á, Vũ "Nhôm" nhận án 17 năm tù với cáo buộc phạm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Hội đồng xét xử vụ án này gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Trương Việt Toàn (Phó Chánh Tòa Hình sự, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán Trương Việt Toàn từng tham gia xét xử sơ thẩm vụ ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (xử ngày 8.1.2018, tuyên án ngày 22.1.2018).
Hai kiểm sát viên tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa gồm: Đào Thịnh Cường và Nguyễn Đức Bằng. Ngoài ra, Viện Kiểm sát còn bố trí thêm 2 kiểm sát viên dự khuyết trong phiên tòa này.
Tổng cộng, có 9 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa.
Phan Văn Anh Vũ. Nguồn: Zing
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định hai cựu thứ trưởng công an là Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân thiếu trách nhiệm để Vũ thâu tóm, chuyển nhượng hàng loạt đất công. Hai sĩ quan tình báo khác bị cáo buộc giúp sức để Vũ phạm tội. Tuy nhiên, một người trong số này và Vũ không thừa nhận hành vi phạm tội.
Phan Văn Anh Vũ được tuyển dụng làm nhân viên tình báo của Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Công an từ năm 2009. Mọi hoạt động nghiệp vụ của Vũ do Nguyễn Hữu Bách (Phó cục trưởng), Phan Hữu Tuấn (Cục trưởng, sau là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo) và Trần Việt Tân (Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, sau là Thứ trưởng Bộ Công an) trực tiếp chỉ đạo.
Quá trình hoạt động, Vũ được phép sử dụng thêm 2 tên là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ, giữ chức Phó trưởng phòng Biệt phái.
Để tạo điều kiện cho Vũ thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục Tình báo đã sử dụng 2 công ty của ông ta làm tổ chức bình phong, gồm Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79. Tại 2 doanh nghiệp này, Tổng cục Tình báo không đầu tư góp vốn, mọi hoạt động đều do Vũ điều hành.
Lợi dụng danh nghĩa tổ chức bình phong, Vũ đã đề nghị các bộ, ngành và chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các dự án nhà, đất công sản có diện tích lên tới hàng nghìn m2 ở các vị trí đắc địa tại Đà Nẵng và TP.HCM trái quy định nhằm thu lợi cá nhân, gây thiệt hại 1.159 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, ban đầu Vũ thừa nhận hành vi phạm tội và có đơn xin giao nộp 7 tài sản do phạm tội mà có để khắc phục hậu quả. Đến thời điểm cáo trạng ban hành, Vũ không thừa nhận hành vi phạm tội và còn có đơn xin không giao nộp 7 tài sản này.
Một bị cáo khác không thừa nhận hành vi phạm tội là Nguyễn Hữu Bách, Phó cục trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ đối với Phan Văn Anh Vũ.
Cáo trạng thể hiện Phan Văn Anh Vũ lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong cùng sự giúp sức tích cực của Nguyễn Hữu Bách và Phan Hữu Tuấn để thâu tóm nhiều nhà, đất công sản. Hai cựu cán bộ công an này trực tiếp tham mưu hoặc trình lãnh đạo Bộ Công an ký ban hành các văn bản gửi tới các bộ, ngành, UBND TP.Đà Nẵng và TP.HCM xin tạo điều kiện cho công ty của Vũ thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với chính sách ưu đãi.
Ông Bùi Văn Thành trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2018 là Thứ trưởng Bộ Công an được giao nhiệm vụ phụ trách Tổng cục Hậu cần - đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản lý các nhà đất công sản Bộ Công an. Tuy không phụ trách Tổng cục Tình báo nhưng tháng 5/2015, trên cơ sở tờ trình của Phan Văn Anh Vũ và báo cáo đề xuất của Phan Hữu Tuấn, ông Thành đã ký tờ trình đề nghị Thủ tướng cho bán chỉ định cơ sở nhà đất tại số 129 Pasteur (vốn là nhà khách của Bộ Công an ở TP.HCM) cho Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 để phục vụ hoạt động nghiệp vụ.
Cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành. Nguồn: Zing
Sau đó, ông Bùi Văn Thành ký công văn đề nghị cơ quan chức năng TP.HCM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá bán bất động sản số 129 Pasteur là 301 tỷ đồng không đúng chức năng, thẩm quyền.
Ngoài ra, cựu thứ trưởng còn không chỉ đạo Tổng cục Hậu cần có văn bản thông báo để Tổng cục Tình báo quản lý, theo dõi cơ sở nhà đất phục vụ mục đích an ninh. Khi Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng nhà, đất này cho tư nhân bên ngoài, ông Thành không báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn, gây thiệt hại 222 tỷ đồng.
Còn ông Trần Việt Tân ký 7 văn bản gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị cho các công ty bình phong do Phan Văn Anh Vũ được thuê 3 nhà đất phục vụ công tác nghiệp vụ, gồm số 16 Bạch Đằng (Đà Nẵng), số 15 Thi Sách và số 8 Nguyễn Trung Trực (TP.HCM).
Ông Trần Việt Tân. Nguồn: Zing
Sau đó, ông Tân thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát chặt dẫn đến việc không kịp thời phát hiện vi phạm của Phan Văn Anh Vũ. Từ đó để Vũ “nhôm” lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong và các văn bản của ngành công an để được thuê các nhà, đất công sản theo hình thức chỉ định không qua đấu giá, gây thiệt hại 155 tỷ đồng.
VKSND Tối cao xác định đủ căn cứ truy tố ông Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với khung hình phạt từ 3-12 năm tù. Còn Phan Văn Anh Vũ, Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt từ 10-15 năm tù.
Nguồn: Zing
Vui lòng nhập nội dung bình luận.