Cụ thể, kết quả giám sát của các viện chuyên ngành
trực thuộc Bộ Y tế và Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm Thừa Thiên - Huế cho thấy, 61,5% mẫu rượu, 53,9% mẫu ô mai, xí muội, 37,7% mẫu ruốc thịt
lợn, 34,8% mẫu ớt bột, 6,3% mẫu thịt lợn sống, 6,3% mẫu rau tươi… không đạt yêu cầu.
Rau củ quả là những mặt hàng được tập
trung kiểm tra trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo báo cáo của 54 chi cục an toàn thực phẩm, năm 2013, trong tổng số hơn
24.000 mẫu được giám sát thì có tới 45,3% mẫu thực phẩm bị nhiễm bào tử nấm mốc,
tỷ lệ nhiễm các vi khuẩn gây tả và ngộ độc thực phẩm cũng khá cao như nhiễm
Coliforrms 26,5%, E.Coli 18,4%, Pseudomonas aeruginosa 18%. Về ô nhiễm hóa học,
mẫu dương tính với Aldehyde (chất tự sinh trong quá trình lên men rượu có khả
năng gây suy nhược thần kinh) có tỷ lệ tới hơn 78%. Ngoài ra có tới 23% thực phẩm
bị chiên rán qua dầu ôi khét, 12% mẫu nhiễm Cyclamete, 8,4% mẫu có hàn the,
7,9% có chất “chết người” Methanol và chất “ngâm xác” formol cũng có trong 4% mẫu.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cũng cho thấy, vẫn còn tình trạng mẫu thủy sản nuôi nhiễm hóa chất, kháng sinh
vượt giới hạn tối đa cho phép (22/2.653 mẫu, chiếm 0,8%). 2,1% mẫu thủy hải sản
khô vượt chi tiêu hóa học về chất bảo quản, 5,3% mẫu thịt cá vi phạm chỉ tiêu
vi sinh vật và 10% thịt gia súc, gia cầm nhiễm vi sinh vật. Ngoài ra cũng có
1,5% mẫu rau củ quả vượt ngưỡng quy định.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, cần phải lên án và có
các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với hành động “kiếm lợi trên sức khỏe của
người khác”. Những người sản xuất khi cho chất cấm vào thực phẩm để đầu độc người
tiêu dùng chính là đã phạm tội ác, hành vi vi phạm an toàn thực phẩm cần bị đối
xử như đối với tội ác.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng,
thực phẩm bẩn gây nhiễm độc mạn tính cho người dân là ảnh hưởng đến chất lượng
giống nòi. “Nhiều cử tri đã phàn nàn với tôi “không ăn cũng chết mà ăn thì chết
dần chết mòn” - Bộ trưởng Tiến chia sẻ. Tuy nhiên, giải quyết vấn nạn thực phẩm
bẩn không phải chỉ 3 bộ làm là được, mà còn cần sự vào phối hợp chặt chẽ
của nhiều bộ, ban ngành khác.
Diệu Linh (Diệu Linh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.