Thẩm tra dự luật này, Ủy
ban về các vấn đề xã hội đồng tình với
dự thảo Luật khi bỏ quy định cấm
kết hôn giữa những người cùng giới tính, đồng thời cũng khẳng định Nhà nước
không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa họ và bổ sung quy định giải quyết hậu quả
của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài
sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con...Ảnh minh họa
Thường trực
UB về các vấn đề xã hội cho rằng, hiện nay, quan niệm và nhận thức của xã hội về
vấn đề đồng tính đã thay đổi so với thời điểm thông qua Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000. “Ở góc độ quyền con người, việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những
người cùng giới tính thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm bớt sự kỳ thị đối với
nhóm người này và để có cơ sở giải quyết hậu quả về mặt pháp lý của tình trạng
chung sống như vợ chồng giữa một bộ phận người cùng giới tính đang diễn ra
trong thực tế thì cần phải có quy định pháp luật để điều chỉnh”, Chủ nhiệm Mai
phân tích.
Thảo luận về
vấn đề hôn nhân đồng giới, ý kiến của UBTVQH cũng chia ra làm 2 luồng ý kiến.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đồng tình với quy định của dự thảo, nhưng đặt
ra câu hỏi đầy tính thực tiễn: Với những trường hợp lúc đầu có thể hai người
cùng giới, nhưng sau đó người ta qua nước ngoài chuyển giới tính thì lúc đó luật
có công nhận cho người ta kết hôn hay không? Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn
Văn Hiện cũng đồng tình với dự thảo và cho rằng, dù pháp luật không thừa nhận,
nhưng người đồng giới nếu có nhu cầu vẫn có thể sống với nhau và trên thực tế
cũng đã diễn ra như vậy.
Tuy nhiên,
trái ngược với các ý kiến trên, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý lập luận:
“Trước đây luật đã cấm hôn nhân giữa những người đồng tính, nhưng bây giờ lại lờ
đi, không cấm nhưng cũng không thừa nhận. Luật pháp thì phải rõ ràng, có công
nhận hay không? Theo tôi thì nên công nhận.
Bởi nguyên tắc của Nhà nước pháp
quyền là, công dân được quyền làm bất cứ điều gì mà Nhà nước không cấm, luật
không cấm. Chứ cứ nửa chừng như thế này thì không biết giải quyết thế nào? Đã
vì quyền con người thì phải công nhân hôn nhân đồng giới”.
Và cuối cùng, ông
Phan Trung Lý chốt lại: Phải tổng kết thực tiễn ra sao, nhu cầu xã hội thế nào
rồi mới nên đưa vào luật. Nếu chưa chín thì chưa nên đưa vào.
Giải đáp vấn
đề này, Phó Chánh án tòa án tối cao Tưởng Duy Lượng – thành viên Ban soạn thảo
dự luật chia sẻ: Chúng ta tiến bộ đến đâu nhưng cũng phải phù hợp với tư duy của
số đông, với phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc.
Còn phải chờ đến một
thời điểm nào dư luận xã hội đồng tình, chấp nhận được thì mình mới chấp thuận
cho việc kết hôn giữa người đồng giới được. Còn về vấn đề người đã chuyển giới
có được kết hôn, ông Lượng cũng cho biết hiện tại, Việt Nam chưa luật hóa vấn đề
chuyển đổi giới tính, vì thế nên cũng chưa tính tới việc hôn nhân giữa người
chuyển giới tính.
Chốt lại
phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận định: Chưa nên đưa vào dự
luật vấn đề hôn nhân đồng giới. Phải tính toán kỹ, trước hết phải xem có đồng
tình với việc chuyển đổi giới tính hay không? Nếu còn nhiều ý kiến khác nhau
thì chưa nên đưa vào dự thảo.
Hải Phong (Hải Phong)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.