Hướng tới nền kinh tế tri thức

Thứ năm, ngày 02/09/2010 08:23 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Xu thế mới sẽ là cơ hội giúp mỗi người có điều kiện tôi luyện trên mặt trận phát triển kinh tế - mặt trận cũng không kém phần khốc liệt như chiến trường trước đây.
Bình luận 0
img
TS.Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại

Kinh tế của nước ta có những khởi sắc chỉ bắt đầu từ năm 1986 trở lại đây. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những thành quả trước đó, rằng có được hôm nay là nhờ sự hi sinh mồ hôi, xương máu của bao thế hệ đi trước. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, ranh giới giữa các nước ngày càng thu hẹp, nhiều rào cản theo đó cũng được dỡ bỏ sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho nền kinh tế.

Xu thế mới sẽ là cơ hội giúp mỗi người có điều kiện tôi luyện trên mặt trận phát triển kinh tế - mặt trận cũng không kém phần khốc liệt như chiến trường trước đây. Người Việt Nam được bạn bè thế giới đánh giá cao ở những phẩm chất thông minh, nhanh nhạy, dễ hoà đồng... là những yếu tố quan trọng để nắm bắt được cơ hội mới trong thời kỳ mở cửa.

Nhưng muốn thực hiện được những mục tiêu ấy, cần có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ. Về lâu dài, chúng ta cần phải đạt tới nền kinh tế tri thức với khoa học công nghệ hiện đại. Nếu nông nghiệp chỉ dừng lại ở sản xuất thủ công, manh mún, vẫn phụ thuộc vào gạo, cà phê, thuỷ sản... sẽ không ăn thua.

Công nghiệp chỉ khai thác thô các tài nguyên khoáng sản, sản xuất gia công, lắp ráp... sẽ không tạo ra được giá trị cao và luôn đi sau các nước khác. Muốn phát triển bền vững, trong tương lai chúng ta cần phải tạo ra được khoảng 10 sản phẩm mang thương hiệu của Việt Nam, gắn liền với trí tuệ và công nghệ của riêng Việt Nam mới hi vọng có chỗ đứng trên bản đồ thế giới. Về dài hạn, tôi tin tưởng tuyệt đối vào vận hội của dân tộc và con người Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu đó.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem