Lập thành phố Thủ Đức, không thể để... "chết" về đêm

Theo Dân Trí Thứ bảy, ngày 14/09/2019 10:16 AM (GMT+7)
Việc thành lập thành phố Thủ Đức nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Các chuyên gia nhận định cần phải có những đánh giá cụ thể về việc xây dựng quy hoạch, hạ tầng và những hệ lụy liên quan...
Bình luận 0
 Lập thành phố Thủ Đức, không thể để... "chết" về đêm - Ảnh 1.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thành phố phía Đông (còn gọi là TP. Thủ Đức) trực thuộc thành phố đặc biệt. Bởi vì, hiện nay có 22 đô thị loại 1. Trong đó, có 3 đô thị trực thuộc Trung ương và 19 loại đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Điển hình, TP. Biên Hòa trực thuộc tỉnh Đồng Nai hoặc TP. Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang.

“Vì vậy, thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM, đó là điều hết sức bình thường. Hiện nay cần phải xây dựng cơ chế chính quyền đô thị. Nếu không có cơ chế chính quyền đô thị thì chúng ta không bao giờ quản lý đô thị theo kiểu tương tự các nước trên thế giới được”, ông Châu nói.

Theo Chủ tịch HoREA, quyết định của Thủ tướng ký năm 1996 đã nói rằng khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) sẽ là trung tâm mới của TPHCM. Vì vậy, hiện nay cần phải xác định đâu là trung tâm của TPHCM.

Đối với vấn đề này phải rất cẩn trọng. TPHCM đang thuê đơn vị tư vấn quốc tế để hoàn thành xây dựng quy hoạch chung cho thành phố phía Đông. Quy hoạch cần phải thật chuẩn và không thể để thành phố chết về đêm, yếu tố thương mại dịch vụ không thể tách rời.

“Hiện nay thành phố này có một lợi thế, là chuyển đổi Linh Xuân, Linh Trung 1,2,3, các nhà quy hoạch cần quan tâm làm sao để hiệu quả tốt nhất, vì cái hình thành đô thị và phát triển thị trường bất động sản, nguồn thu từ ngân sách Nhà nước xuất phát từ quy hoạch, xuất phát từ điều tiết chênh lệch đất đai. Chính đất đai tạo ra một khu đô thị mới, mang lại lợi ích cho đất nước, cộng đồng, khu vực”, ông Châu chia sẻ.

Điều kiện, bước thứ nhất là quy hoạch, bước thứ hai phát triển hạ tầng. Hiện nay hệ thống hạ tầng chưa kết nối. Ngay đường Vành Đai 2 còn khoảng 10 km vẫn chưa kết nối được, chưa khép kín được cũng nằm trên địa bàn Thủ Đức – quận 9.

Còn toàn bộ đường Vành Đai 3 thì chỉ mới làm được 1/4, trên địa bàn quận 9 chưa làm được km nào. Làm được đường Vành Đai 3 mới có thêm cầu nối sang Nhơn Trạch (Đồng Nai), cộng với cầu Cát Lái… thì mới có thêm hạ tầng. Đồng thời, nối tuyến Metro số 1 đi lên Biên Hòa (Đồng Nai) và Thủ Dầu Một (Bình Dương) là điều rất cần thiết để phát triển thành phố phía Đông.

“Cái cuối cùng muốn nói là thị trường bất động sản, hiện nay có tình trạng đầu cơ, thổi giá ở địa bàn thành phố phía Đông. Chuyện này không phải bây giờ mới có. Nhưng hiện nay tính chất đầu cơ, thối giá rất nghiêm trọng", ông Châu nói.

Theo ông Châu, trước đây, việc buông lỏng quản lý dẫn đến phân lô bán nền tràn lan, đó là rào cản cho sự phát triển của TP. Thủ Đức trong tương lai. Thành phố này cần có bất động sản cao cấp vì người giàu sẽ về đây sinh sống và phát triển nhà ở vừa túi tiền.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem