Huyện Bố Trạch

  • Thời gian qua, nhiều hộ dân ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Nổi bật có mô hình nuôi cá đối của người dân xã Đồng Trạch.
  • Bà Lê Thị Hương dù bị khuyết tật bẩm sinh, đủ các điều kiện xét duyệt thuộc diện hộ nghèo của xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) nhưng đã làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo.
  • Vốn có truyền thống nghề nuôi cá lồng trên sông Son, những năm qua, người dân xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phát triển đa dạng các loại cá, như: trắm cỏ, chình, leo, trắm đen... với mong muốn tạo ra sản phẩm hàng hóa đặc sản, uy tín để níu chân du khách khi đến với quê hương miền di sản.
  • Anh Phan Thế Mạnh là một trong ba hộ dân đầu tiên đưa con cá đối về nuôi tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Anh thả nuôi 10.000 con cá đối giống, sau 6 tháng thu hoạch được hơn 2 tấn, bán với giá 120.000 đồng/kg, lãi hơn 100 triệu đồng.
  • Ngoài những cách đặt bẫy truyền thống, cánh thợ săn còn nghĩ ra nhiều chiêu "độc" để tận diệt chim trời. Vây lưới như “thiên la địa võng”, dùng loa điện giả tiếng chim... là một trong những kiểu bẫy chim trời khá tinh vi hiện nay…
  • Với những ai gắn bó cùng tộc người A Rem ở xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cuộc sống của họ cũng dễ dàng nhận ra ngay. Thế nên bản thân chúng tôi, bẵng đi thời gian 6 tháng mới quay lại thăm đồng bào, thấy rất nhiều điều lạ đang xảy ra.
  • Biến bất lợi thành lợi thế, giờ đây nhiều khu đất gò đồi hoang hóa ở các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ đã “nhả vàng” với những mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
  • Tính đến hết quý II/2019, Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đang quản lý vốn vay ưu đãi của 30 xã, thị trấn trong đó có 16 xã không có nợ quá hạn. “Đây là cố gắng rất lớn của chi, cấp ủy chính quyền địa phương, những cán bộ làm công tác tín dụng chính sách và người dân địa phương trong việc hạn chế phát sinh nợ quá hạn” - ông Hoàng Anh Toàn - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch cho biết.
  • Ngày 26.2 vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bố Trạch, Quảng Bình và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động ủy thác cho vay năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và ký giao ước thi đua giữa ngân hàng với các tổ chức chính trị - xã hội.
  • Thời gian qua, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã giúp cho nhiều hộ gia đình để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm được việc làm mới, từng bước cải thiện và nâng cao cuộc sống theo hướng bền vững.