Huyện Châu Phú

  • Người nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt mùa nước nổi ở xã Bình Phú, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đang phấn chấn khi bắt lươn bán được giá cao.
  • Tốt nghiệp ngành kỹ sư xây dựng năm 2017, nhưng Phạm Văn Duy Phương (sinh năm 1994, ngụ xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) không gắn bó với nghề mình đã học, trở về quê thực hiện ước mơ cháy bỏng là làm nông nghiệp sạch. Để biến sở thích của bản thân thành hiện thực, Duy Phương đã tự mình tìm hiểu kỹ thuật và bắt tay vào canh tác giống bắp nữ hoàng đỏ, một giống bắp khá mới lạ tại địa phương
  • Mặc dù bị khiếm khuyết 1 chân, di chuyển khó khăn nhưng nông dân Lê Văn Sậm (ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) luôn chí thú làm ăn và không ngừng học hỏi, tìm kiếm các mô hình sản xuất mới. Những năm gần đây, ông Sậm bắt đầu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mít Thái siêu sớm và mô hình đã mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông.
  • Ông Võ Văn Chiến ở xã Phú Bình (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) làm 25 công ruộng. Tận dụng đất bờ đê, 2 năm nay ông trồng thêm cây điên điển. Ông Chiến chia sẻ: “Ban đầu trồng chơi, hái được bao nhiêu thì bán đổi tiền chợ, sau thấy được giá nên có chỗ nào đất trống tôi đều trồng hết. Loại này mà có đầu ra ổn định thì nông dân có thể phát triển, hiện tại chỉ bán trung gian qua bạn hàng, nhưng có bao nhiêu đều được mua hết”.
  • Ông Nguyễn Văn Vàng (ngụ xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết: “Đầu mùa lũ, lượng tôm, cá sông sinh sản nhiều, trú ẩn theo các đống chà để tìm thức ăn. Nhờ vậy mà chúng tôi có thu nhập khá”.
  • Ông Bành Văn Nhứt, ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang chuyển 3 công ruộng sang trồng cà na-loài cây hoang dại. Sau khi trồng 8 tháng thì cà na cho trái, 1 năm cà na ra trái 3 vụ, mỗi vụ ông Nhứt bán trái cà na được 45 triệu đồng, thương lái tự tìm vào vườn thu mua, có bao nhiêu trái cùng mua hết...
  • Đầu mùa mưa, cỏ non và lúa thóc đầy đồng tha hồ gặm nhấm, con nào cũng mướt mượt, mập ú, làm món gì ăn cũng khoái khẩu. ở miền Tây, săn chuột đồng làm thực phẩm diễn ra quanh năm. Nhưng “mùa hốt tiền” lại thường rơi vào khoảng cận hoặc sau Tết Nguyên đán, đó là thời điểm nông dân đốt đồng vào vụ mới.
  • Gần đây nói đến ông Trần Công Nẻo ở thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang, giới nhà nông ai cũng thán phục bởi biệt tài chế máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sau thành công với chiếc máy đầu tiên xử lý phụ phẩm trên cây bắp, đến nay ông cải tiến thêm nhiều tính năng tiện ích trên chiếc máy chặt, băm và thổi cây bắp thành nguyên liệu thức ăn nuôi bò sữa.
  • Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm qua, nông dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Với nhiều ưu điểm như: tận dụng được diện tích đất sẵn có, hạn chế mầm bệnh, dễ chăm sóc, quản lý và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động… mô hình này đã giúp nhiều nông hộ có được nguồn thu nhập ổn định.
  • Kiều Minh Thành, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: “ Tôi đầu tư 1.000m2 măng tây sau 6 tháng cho thu hoạch. Từ tết Nguyên đán đến nay tôi thu hoạch được 900kg măng tây bán với giá 40.000 đồng/kg cho thu nhập 36 triệu đồng. Bình quân mỗi ngày tôi cho thu hoạch từ 15 đến 16kg/ngày, mỗi đợt thu hoạch kéo dài 3 tháng...".