Huyện Đức Trọng

  • Anh Huỳnh Tấn Quảng, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng 4 sào giống nho Kyoho-1 giống nho Nhật Bản. Bình quân mỗi sào nho Kyoho Nhật Bản cho năng suất 1 tấn trái. Anh Quảng cho biết, nếu trồng đúng kỹ thuật như bên Nhật Bản, giống nho này cho năng suất tới 1,5 tấn trái/sào...
  • Bỏ công việc 7 triệu đồng/tháng ở vị trí kỹ sư điện công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Lưỡng về quê thôn Bắc Hội, xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng vườn phúc bồn tử-1 loại cây được ví là "siêu thực phẩm". Với hơn 1ha trồng cây phúc bồn tử, Lưỡng thu trên 900 triệu mỗi năm, giúp gia đình vươn lên làm giàu.
  • Ông Nguyễn Hải, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã chặt 300 gốc bơ địa phương truyền thống rồi kiên trì, tỉ mẫn ghép chồi các giống bơ ngoại như bơ Booth, bơ Hass và bơ Pinkerton. Kết quả, cây bơ hội tụ đủ các ưu thế vượt trội của cả giống bơ nội và bơ ngoại...
  • Từ sản xuất hoa lan vũ nữ nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, ông Huỳnh Tấn Sơn, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã gây dựng trang trại Hoa Mặt Trời chuyên sản xuất các loại hoa lan theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phần lớn sản phẩm hoa của trang trại được xuất khẩu sang Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore...
  • Vợ chồng anh Lê Xuân Minh, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng 3ha rau thơm (rau gia vị) theo chuẩn VietGAP, bình quân mỗi ngày thu về 6 triệu đồng. Việc vợ chồng anh Minh trồng rau thơm hữu cơ VietGAP cũng hết sức tình cờ...
  • Để đầu tư trồng 1 sào hoa lan vũ nữ, chị Nguyễn Thị Thanh Hợp, thôn Tân Hòa, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải bán 9 sào cà phê, vay thêm vốn từ ngân hàng. Thông qua liên kết với Công ty TNHH Hoa Mặt Trời, sau 10 tháng, chị Hợp đã thu hoạch lứa hoa lan vũ nữ đầu tiên với số tiền lời lên tới 270 triệu đồng.
  • Ông Nhẫn thừa nhận 6 lóng gỗ trong nhà mình là thông đỏ quý hiếm được một doanh nghiệp tặng, nhưng số gỗ này không có dấu búa kiểm lâm nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ.