Huyện nho quan
-
Ông nông Trương Văn Đồng (50 tuổi, thôn Phú Linh, xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), nuôi 50 con dê lai chăn thả tự do. Từ bán dê giống, bán dê thịt mỗi năm gia đình ông thu lời khoảng 100 triệu đồng mà công việc chăn thả dê không mấy cực nhọc.
-
Từ khi chuyển sang nuôi hươu sao lấy nhung, gia đình bà Đinh Thị Lý (55 tuổi) thôn 1, xã Phú Long, huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã có doanh thu mỗi năm lên tới gần 2 tỷ đồng. Nhờ nuôi hươu lấy nhung, gia đình bà Lý vươn lên là nông dân tỷ phú ở xã nghèo Phú Long.
-
Nhiều năm nay, nhờ kinh nghiệm ép vườn na ra quả liên tục (trồng na trái vụ) mà nhiều hộ dân ở xã Phú Long, huyện Nho Quan (Ninh Bình) thu nhập tăng lên đáng kể. Mỗi ha trồng na lãi hàng trăm triệu đồng, cuộc sống bà con ở đây khấm khá hơn trước rất nhiều.
-
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), các cấp Hội ND tỉnh Ninh Bình đã xây dựng gần 300 mô hình hiệu quả giúp nông dân có thêm việc làm, tăng thu nhập. Mô hình nuôi hươu sinh sản và nuôi hươu lấy nhung ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan là 1 trong những mô hình điển hình.
-
Nhiều năm nay, ông Phạm Văn Duyên (56 tuổi, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) cùng đàn trâu, bò gần 100 con đã sống theo hướng “du mục”. Ở đâu nghe nói có khu đất trống, nhiều cỏ và nước uống là ông Duyên cùng đàn trâu, bò lại có mặt.
-
Với sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, hội viên nông dân xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã biến những chiếc lốp xe cũ kỹ thành biển tuyên truyền ý nghĩa về bảo vệ môi trường.
-
Nuôi hươu lấy nhung. Sau tết nguyên đán, từ tháng Giêng đến đầu tháng 3 là mùa sừng hươu ra lộc, thời kỳ cao điểm cắt nhung hươu. Những ngày này, dạo quanh các thôn, xóm ở xã Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) không khó để bắt gặp khung cảnh nhộn nhịp của du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm "hái lộc" nhung hươu.
-
Lợn Táp Ná – tên gọi một giống lợn địa phương ở tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc. Đây là giống lợn phàm ăn, ăn khỏe, kể cả thức ăn nghèo dinh dưỡng.
-
Rau sắng, một thứ rau rừng đặc sản, tưởng như chỉ có ở vùng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức – Hà Nội) – nơi nổi tiếng với lễ hội chùa Hương. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, loại rau ăn ngọt như mì chính này lại được một nông dân thuần hóa, trồng thành công trên đất vườn đồi ở xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
-
Về xã Phú Long (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), thời điểm này, na trái vụ đang vào mùa thu hoạch. Các vườn na luôn tấp nập người mua, người bán.