Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La): Xây dựng bến đò giúp dân làm ăn

Kiều Thiện Thứ ba, ngày 25/11/2014 07:11 AM (GMT+7)
“Ngoài việc đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng giúp bà con tái định cư Thủy điện Sơn La có điều kiện ổn định đời sống, phát triển sản xuất, đợt này chúng tôi triển khai xây dựng hơn 40 bến đò gắn với các khu dân cư để bà con thuận tiện làm ăn, sinh hoạt” - ông Bùi Văn Tân - Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), nói. 
Bình luận 0

“Bến đò như cái cửa nhà”

Đó là câu nói của bà Lềm Thị Óm, dân tộc Thái, ở bản Huổi Lạ, xã Mường Bằng (Quỳnh Nhai) khi nói với chúng tôi về việc huyện vừa tiến hành xây dựng nhiều bến đò trong xã. Theo bà Óm, từ khi Thủy điện Sơn La tích nước (2009), nước sông Đà dâng cao và việc đi lại của người dân Quỳnh Nhai và những vùng lòng hồ khác bắt đầu gặp những khó khăn. “Chúng tôi chưa quen với việc đi lại trên sông nước. Khi ấy cũng chưa có những con thuyền lớn và chưa có người chèo lái giỏi như bây giờ, nên việc qua lại trên mặt nước là rất khó khăn, chứ chưa dám nói tới chuyện kiếm miếng ăn trên cái hồ nước sâu hàng trăm mét này” - bà Óm kể vậy.

img

Bến đò xã Mường Sại (Quỳnh Nhai) luôn tấp nập khách qua lại hàng ngày.   Ảnh: K.T

 

Điều kiện sống và sản xuất thay đổi, bắt người dân nơi đây phải thay đổi theo. Bến đò trở thành một nhu cầu không thể thiếu với người dân sông nước. “Mỗi ngày chúng tôi qua lại kiếm ăn, thăm thân, đi học, cán bộ đi công tác… đều phải qua những bến đò. Bến đò trở thành cái cửa của nhà mình, nhưng vì chưa được kiên cố hóa nên việc đi lại khó khăn lắm. Dắt được cái xe máy xuống thuyền để qua sông, thu hoạch được ít ngô lúa trên nương chất lên thuyền rồi nhưng cứ đến bến đò là vất vả như phải chui qua cái cửa vừa hẹp vừa thấp. Đất Chiềng Bằng này độ dốc cao, toàn đá sỏi, đi lại ngày nắng đã vất vả, ngày mưa càng khổ hơn, nhất là phụ nữ…”– bà Óm phân trần.

Bên kia mặt hồ rộng mênh mông nước, nhiều người dân bản Coi A, xã Mường Sại đang chuẩn bị cho buổi “đi làm đồng nước” (đi đánh cá). Chị Ngần Thị Lý chỉ vào con dốc dựng đứng, chạy dài dằng dặc từ trên bản xuống bến đò, bảo: Bến đò tuy làm chưa xong nhưng chúng tôi đã thấy vui lắm rồi. Chỉ ít ngày nữa là hoàn thành, khi ấy việc qua lại, vận chuyển đồ đạc, hàng hóa ở bến sẽ thuận lợi hơn nhiều. Lúc đó, người già, yếu, trẻ em, phụ nữ khi phải qua bến đò, kể cả ngày mưa gió cũng không cần chống gậy, cần người giúp đỡ…

Dân đóng góp công sức

Ý kiến
Anh Lò Văn Ngoại
 Nếu cần hiến đất để nắn cua, mở rộng lòng đường xuống bến đò thì chúng tôi cũng sẵn sàng”. 
Không chỉ riêng ở bản Coi A, mà hàng ngày cả người dân các bản Coi B, bản Ít, bản Ca, Nà Phi, Hát Dọ… nếu không bận việc nhà thì cũng đổ ra những bến đò theo dõi đội thi công xây dựng. Anh Lò Văn Ngoại ở bản Coi B, bảo: “Nhà nước làm bến đò cho chúng tôi, vì thế chúng tôi cũng sẵn lòng giúp các đơn vị thi công khi họ cần. Nếu cần hiến đất để nắn cua, mở rộng lòng đường xuống bến đò thì chúng tôi sẵn sàng. Chúng tôi có mặt ở đây còn góp phần giám sát thi công để đảm bảo chất lượng công trình, vì chính chúng tôi là người sử dụng”.

Ông Nguyễn Văn Khu - Giám đốc doanh nghiệp Xuân Khu đang thi công công trình bến đò tại bản Sày cho biết: “Người dân sau tái định cư đất đai rất hiếm, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng từ khi doanh nghiệp vào đây thi công bến đò, người dân ủng hộ cao lắm. Khi thi công, vướng vào một ít đất vườn, đất nương, ruộng là họ sẵn sáng góp ngay. Họ còn cho chúng tôi mượn nhà để ở, giúp chúng tôi nấu ăn, nước uống, vận chuyển vật liệu...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem