Huyện Thoại Sơn

  • Lão nông Trần Văn Quít, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) không chỉ ươm thành công giống me Thái mà còn thu hoạch được hàng tấn trái me Thái ngọt và bán với giá 70.000 đồng mỗi ký.
  • Tổng chi phí đầu tư là 3,5 tỷ đồng cho vườn bưởi, không ít người lắc đầu bảo chúng tôi gan, vì cây bưởi da xanh không hợp với vùng đất nơi đây. Bỏ qua bao lời bàn tán, vợ chồng tôi kiên định với quyết tâm phát triển thành công vườn bưởi. Gần 2 năm gắn bó, vườn bưởi đang bước vào vụ cho trái đầu tiên với nhiều tín hiệu khả quan” - bà Lê Thị Hạnh, ngụ ấp Tân Vọng, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang) chia sẻ.
  • Thời điểm này, các cơ sở chế biến cá khô, mắm ở huyện đầu nguồn An Phú và các địa phương trong tỉnh An Giang tất bật vào mùa chuẩn bị cho thị trường Tết. Từ lâu, khô cá sặc rằn Khánh An, khô rắn Vĩnh Hội Đông, khô cá lóc đồng Thoại Sơn… không chỉ là những món “quà quê” ý nghĩa mà đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong thực đơn bữa ăn gia đình.
  • Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cùng với chất lượng được đảm bảo, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhựa PP của Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Gia Nam (ấp Hòa Long, xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang) đã được khách hàng tin dùng, đón nhận, trong đó có thị trường Mỹ.
  • Do điều kiện gia đình gặp khó khăn, không có đất sản xuất, anh Nguyễn Văn Nhĩ (sinh năm 1981, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã tận dụng diện tích mặt nước bờ sông, đóng cọc, làm vèo để nuôi ếch Thái Lan. Cách làm này đã đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
  • Lũ rút. Trên những khúc sông soi bóng những phận đời mưu sinh bằng nghề đặt lú ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Quanh năm, họ lấy xuồng làm nhà, lênh đênh theo con “cá chạy”…
  • Nông dân trồng cây ăn trái ở nhiều địa phương tỉnh An Giang đã và đang áp dụng phương pháp sử dụng túi bao cho các loại trái. Khi áp dụng túi bao, không chỉ giúp bảo vệ trái trước sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh và tránh tác hại của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mà còn có tác dụng làm cho trái có màu sắc đẹp, dễ bán ra thị trường cũng như hướng đến xuất khẩu.
  • Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành nguồn vốn hiệu quả giúp nhiều hội viên, nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) có điều kiện phát triển kinh tế, cải tạo vườn tạp, "háI" đều đều vài trăm ngàn mỗi ngày
  • Tận dụng những khoảng trống trong vườn hoặc khuôn viên xung quanh nhà, nhiều hộ dân xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xây bể xi măng, lót bạt thả nuôi lươn không bùn. Lươn nuôi không bùn trong bể xi măng lót bạt chỉ ăn cá tạp, ốc bươu vàng, sau 6 tháng nuôi nhiều hộ có lời 60 triệu đồng/lứa.
  • Làm chuyện ngược đời, không những không lấy tiền công còn trả 80 đồng/kg thóc cho người đem đến xay xát, ông Huỳnh Văn Hòa ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang) vẫn có nguồn thu khủng từ dây chuyền ép gỗ củi từ trấu.