Indonesia công nhận giống mía biến đổi gen đầu tiên có lượng đường tăng 30%

Khải Huyền Thứ tư, ngày 14/11/2018 10:52 AM (GMT+7)
Với lượng đường tăng hơn 10 - 30% so với thông thường, giống mía biến đổi gen đầu tiên tại Indonesia được kỳ vọng đáp ứng các nhu cầu về mía và phụ phẩm từ mía của quốc gia này. Ngoài mía, một loại hạt bông từ giống biến đổi gen có thể sử dụng làm thức ăn cũng được các nhà khoa học vừa công bố.
Bình luận 0

Sau khi Chính phủ Indonesia phê duyệt giống mía biến đổi gen đầu tiên vào cuối tháng 8 vừa qua, quốc gia này công bố sẽ sớm cho thương mại hóa giống mía mới này.

Tháng 8 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã hoàn tất cấp phép phê duyệt an toàn thức ăn chăn nuôi cho sự kiện NXI-4T được phát triển bởi công ty PT Perkebunan Nusantara XI (PTPN XI), một công ty đường vốn nhà nước của Indonesia. Doanh nghiệp này đang lên kế hoạch để thương mại hoá các giống mía đường tích hợp sự kiện này trong thời gian sớm nhất.

img

Giống mía biến đổi gen có lượng đường tăng hơn từ 10 - 30% so với giống thông thường. (Ảnh tư liệu)

Theo nghiên cứu của nhóm doanh nghiệp PTPN XI, Đại học Jember và Công ty Ajinomoto, gen biểu hiện thành phần “osmoprotectant” được đưa vào nhờ phương pháp chuyển gen qua vi khuẩn đất “Agrobacterium Tumefaciens”. Kết quả đã tạo ra sự kiện biến đổi gen NXI-4T, có khả năng chịu hạn. Trong điều kiện hạn hán, giống mía BĐG tích hợp sự kiện này kỳ vọng có thể cho ra được lượng đường nhiều hơn 10-30% so với lượng đường của giống mía thông thường.

Chuyên gia nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân cho biết, Indonesia hiện là nước nhập khẩu đường khá lớn. Hiện, nước này đang đầu tư khá nhiều vào nghiên cứu và phát triển ngành mía đường, trong đó có việc liên kết xây dựng nhà máy đường công suất lớn và công nhận các giống mía cho năng suất lớn, chữ đường cao.

Năm 2016, Indonesia sản xuất 2,2 triệu tấn đường, trong đó, 1,2 triệu tấn được sản xuất bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, phần còn lại do các công ty tư nhân. Sản lượng 2017 được ước tính 2,12 triệu tấn. Nhu cầu đường cho công nghiệp trong 2018 được ước tính là 3,6 triệu tấn, tăng so với 3,4 triệu tấn của năm nay.

Hiện, để tiếp tục phát triển ngành mía đường tại quốc gia này, nhà sản xuất đường lớn nhất Châu Á Mitr Phol đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Olam International để cùng thăm dò việc xây dựng 1 nhà máy đường mới. Nếu kế hoạch được tiếp tục, nhà máy đường này có khả năng được cung cấp 1,2 triệu tấn mía từ nông dân địa phương khi hoàn thành vào năm 2020.

img

Bông trồng thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứ Texas A&M (Ảnh tư liệu)

Cùng thời gian này, một nghiên cứu áp dụng phương pháp RNAi (hay còn gọi là công nghệ can thiệp RNA) để loại bỏ hoàn toàn thành phần “gossypol” – một chất độc hại trong hạt bông để thành phần này có thể sử dụng làm thức ăn.

Cụ thể, nhóm các nhà khoa học của Tiến sỹ Keerti Rathore, thuộc ban Nghiên cứu Nông nghiệp Ứng dụng (Agrilife) ở Mỹ đã sử dụng phương pháp RNAi, hay còn gọi là công nghệ can thiệp RNA để “tắt” một gen giúp loại bỏ hầu như hoàn toàn “gossypol” ra khỏi hạt bông. Họ để lại lượng “gossypol” ở mức độ tự nhiên trong các phần còn lại của cây để giúp cây chống côn trùng và bệnh hại.

Theo ông Rathore, nếu sử dụng tất cả các hạt bông đã sản xuất trên toàn thế giới làm thực phẩm, nó có thể đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày của khoảng 575 triệu người. Mục đích thương mại lớn nhất của hạt cottton là để sử dụng làm thức ăn cho gia cầm, lợn và các loài thuỷ sản nuôi như cá và tôm.

Rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đang sản xuất bông, khoảng 80 nước. Việc cho ra các giống bông mới này có ý nghĩa lớn với một số khu vực đang có rất nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng tại Châu Á và Châu Phi.

Kenya khôi phục ngành trồng bông giống biến đổi gen

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cuối tháng 10 vừa qua đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Thương mại, Bộ Công nghiệp và Hợp tác tìm hiểu các khả năng canh tác Bông biến đổi gen (Bt) nhằm mục đích khôi phục lại ngành bông của nước này.

Theo Kế hoạch, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho việc ứng dụng Bông biến đổi gen để tạo tiền đề khôi phục lại ngành dệt may và kỳ vọng tăng trưởng đóng góp vào GDP của ngành sản xuất này từ mức 9,2% hiện nay lên 20% vào năm 2022.

Chính phủ nước này đặt mục tiêu tạo ra 680.000 việc làm trực tiếp thông qua trồng bông, 210 việc làm trong ngành dệt may, 6.000 lao động tại các nhà máy tích hợp và 25.000 lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất hàng may mặc.

Hiện, Kenya chỉ có 30.000 nông dân hiện đang trồng bông trong khi ngành công nghiệp có tiềm năng hỗ trợ hơn 200.000 nông dân. Theo Tổng cục Lâm nghiệp của nước này, nhu cầu thị trường vải trong nước là 140.000 kiện so với sản lượng hiện tại chỉ ở mức 21.000 kiện.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem