Hầu hết truyền thông đều cho rằng thành công của IS nằm ở giao tiếp và tương tác nhờ vào công nghệ trực tuyến, đưa nhóm khủng bố này lên mọi trang nhất và thành một "hiện tượng". Tuy nhiên, nhận định chúng là "một nhóm sát nhân sử dụng tốt mạng xã hội" là chưa đủ.
Dù IS đạt tới đỉnh cao nhờ vào tuyên truyền trực tuyến, một trong những công cụ hiệu quả nhất lại khá cũ kỹ, đó là tạp chí. Dabiq có số lượng độc giả thấp nhưng trung thành và phân bố khắp thế giới.
Tạp chí Dabiq của IS
Những tin tức thắng lợi tại chiến trường làm cho người đọc hứng thú, giống như cung cấp "bằng chứng" cho thấy “đất Chúa” đã hiển hiện trên trần gian và đang phát triển. Câu chuyện về các chiến binh tạo cảm hứng cho họ, khiến họ tưởng tượng ra những hình mẫu mà bản thân có thể trở thành.
Tần suất đọc Dabiq của nhà báo và nhà phân tích cũng ngang với nhóm ủng hộ IS. Nội dung các số Dabiq mới ra nhanh chóng lên mặt báo và các ấn bản phân tích chuyên ngành.
Hiện khó có thể tìm thấy tạp chí phổ biến nào bài bản như Dabiq. Hầu hết đều viết về các cuộc không kích nhưng không nêu rõ mục đích, hay quân đội Nga hoặc liên quân Mỹ đã đạt được thành tựu nào và tại sao độc giả cần phải quan tâm.
Trở ngại lớn nhất của phương Tây là ngành hành pháp phức tạp, pháp luật nghiêm minh và nhạy cảm với chỉ trích, nên khó mà có thể làm ra một tạp chí như Dabiq.
Một trận không kích của Syria tại Raqqa
Về cơ bản, Dabiq nêu rõ chi tiết các cuộc tấn công thành nhiều số báo, ví dụ tấn công căn cứ tại Dayr al-Zawr, hay đánh bom tự sát quân đội liên minh với Ả Rập Saudi, cùng nhiều hình ảnh sinh động, có khi đến mức ghê rợn. Chính phủ Mỹ cũng viết các báo cáo có nội dung tương tự nhưng chỉ phát hành nội bộ các ban ngành liên quan do lo ngại tranh cãi từ công chúng.
Đặc biệt là Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng sẽ đùn đẩy trách nhiệm, tiếp theo là phía tình báo lo ngại thông tin trong đó có thể cung cấp cho đối thủ kế hoạch chiến đấu, hay chỉ đơn giản là tổn hại hình ảnh binh lính Mỹ, hoặc nặng nề hơn là sự tin cậy của truyền thông và nghi ngờ từ người đọc, hay lo sợ "nói trước bước không qua". Cuối cùng, những chi tiết vụn vặn được lọc ra khó mà có hệ thống hoàn chỉnh như trên Dabiq.
Đôi khi, Dabiq viết tiểu sử chiến binh, bao gồm những binh sĩ trẻ ở tiền tuyến sẵn sàng “tử vì đạo”. Những người này kể câu chuyện của họ, giải thích lý do chiến đấu. Ví dụ như hỏi đáp với một chiến binh về động cơ ám sát nhà chính trị tại Tunisia, và việc đó có thể giúp IS đạt các mục tiêu xa hơn.
Binh lính IS tại Raqqa
Mỹ cũng đăng những câu chuyện kiểu này hồi chiến tranh với Iraq, nhưng hiện tại danh tính binh sĩ Mỹ được bảo mật rất cao do lo ngại gia đình họ sẽ bị đưa vào tầm ngắm. Chính phủ rất lo ngại động thái của công chúng nếu như trường hợp xấu xảy ra.
Như vậy những gì còn lại trên truyền thông Mỹ chỉ còn máy bay không người lái, hay các cuộc họp cấp cao khô khan tại Lầu Năm Góc. Dữ liệu về con người hầu như không có, vì vậy tổn thất chiến tranh và quan trọng hơn là việc hy sinh nhân mạng hầu như không nhận được đánh giá và quan tâm đúng mức.
Đa số cho rằng việc chính phủ Mỹ giới hạn thông tin là đương nhiên và phải nhạy cảm với công chúng khi nói về chiến tranh và bạo lực. Như vậy đồng nghĩa với chấp nhận thông tin nhỏ giọt. Để thay đổi điều này có lẽ cần phải có các giải pháp khác hơn là "bắt chước" một tạp chí tương tự, hay phức tạp như cải cách. Dù vậy, các nhà lãnh đạo Mỹ có lẽ cũng sẽ thực hiện từng bước thay đổi để nhìn ra vấn đề và sửa đổi chúng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.