Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo ông Lê Thanh Tùng (ảnh) - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), thành viên của Tổ Công tác 970, mục tiêu lớn hơn của Bộ NNPTNT là hình thành một trung tâm kết nối cung cầu nông sản từ nền tảng là những đầu mối này.
Có thể thấy, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động (kể từ ngày 18/7), Tổ công tác 970 đã làm được rất nhiều việc, góp phần gỡ khó trong lưu thông, tiêu thụ nông sản. Là một thành viên của Tổ công tác, ông đánh giá như thế nào về kết quả hoạt động của tổ trong thời gian qua?
-Khi được thành lập, nhiệm vụ của Tổ công tác 970 là giữ vững cung – cầu nông sản trong mùa dịch, tránh tình trạng ách tắc, không chỉ cho TP.Hồ Chí Minh mà còn cho cả các tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Chức năng của tổ là kết nối để cung ứng nông sản kịp thời cho TP.Hồ Chí Minh, giảm bớt những khó khăn trong thời gian đầu giãn cách xã hội; đồng thời cung ứng nông sản cho những cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Tổ còn phối hợp với các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cho mùa sản xuất tiếp theo, làm sao vừa thực hiện tốt mục tiêu phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16 vừa duy trì sản xuất an toàn, hiệu quả, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.
Tất nhiên, khi xảy ra những ách tắc, vướng mắc, Tổ công tác 970 chỉ tổng hợp, đề xuất giải pháp, vì thực tế sự ách tắc ở nhiều khâu khác nhau, chúng ta vừa phải tuân thủ quy định chống dịch của Bộ Y tế, vừa tuân thủ luồng xanh của Bộ Giao thông vận tải, vừa giãn cách các chợ đầu mối, thậm chí phải tạm dừng các chợ truyền thống.
Do yêu cầu phòng chống dịch bệnh phải được ưu tiên hàng đầu nên một số lĩnh vực có gặp những khó khăn nhất định nhưng nhờ sự phối hợp kịp thời giữa các tổ công tác đặc biệt của các bộ, ngành, trong đó có Tổ công tác 970, những khó khăn trong lưu thông dần được tháo gỡ.
Kết quả này không phải chỉ của riêng Tổ công tác 970 mà là sự phối hợp của các tổ công tác đặc biệt của các bộ ngành.
Từ các kiến nghị sát sườn, hợp lý của Bộ NNPTNT, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải đã có những điều chỉnh kịp thời. Nếu chỉ nhìn từ một địa phương thì sẽ không thể có những kiến nghị mang tính tổng thể.
"Có 72 cơ quan nhà nước, 20 đơn vị khác từ trưởng ấp đến thương lái cũng tham gia vào mạng lưới này. Các đầu mối cũng đã ký được nhiều hợp đồng lớn nhỏ, trong đó, lớn nhất là hợp đồng cung ứng 1.000 tấn thủy sản sang Singapore".
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT)
Một điểm nhấn ấn tượng mà Tổ công tác 970 làm được đó là chỉ trong một thời gian ngắn đã kết nối được rất nhiều đầu mối cung ứng, tiêu thụ nông sản. Ông có thể nói rõ hơn về hoạt động này?
-Một trong những nhiệm vụ chính của Tổ công tác 970 là xây dựng, kết nối được các đầu mối kết nối, tiêu thụ nông sản.
Tính đến sáng ngày 9/8, Tổ công tác 970 đã kết nối được 1.144 đầu mối cung ứng, tiêu thụ nông sản.
Có thể nói, số lượng các đầu mối tăng lên mỗi ngày, nếu như ngày đầu tiên tổ đi vào hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT chỉ có 20 đầu mối nhưng đến nay con số đã tăng 5.720%, trond đó có 911 đầu mối bán, 141 đầu mối mua.
Đáng chú ý, có 72 cơ quan nhà nước, 20 đơn vị khác từ trưởng ấp đến thương lái cũng tham gia vào mạng lưới này.
Trong 911 đầu mối cung ứng nông sản có 257 đầu mối cung ứng rau- củ; 224 đầu mối cung ứng trái cây; 345 đầu mối về hải sản, thịt; 44 đầu mối lương thực và 41 đầu mối thực phẩm chế biến.
Các đầu mối này có hình thức hoạt động rất đa dạng với 295 hợp tác xã, 343 tổ hợp tác; hộ gia đình, trang trại chiếm 37%.
Ngoài ra, còn có 172 doanh nghiệp, 75 cơ sở khác, 6 ban quản lý chợ,… tham gia. Các đầu mối cũng đã ký được nhiều hợp đồng lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hợp đồng cung ứng 1.000 tấn thủy sản sang Singapore.
Tuy nhiên, hoạt động của các đầu mối kết nối, tiêu thụ nông sản này là gợi ý một hình thức, cách tiếp cận cung ứng – tiêu thụ nông sản kiểu mới, gỡ khó phần nào trong tiêu thụ chứ không phải tiêu thụ toàn bộ nông sản cho ĐBSCL.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan trong nhiều cuộc họp đã kỳ vọng, từ những đầu mối được hình thành này sẽ tạo nên một chuỗi cung ứng nông sản hoàn chỉnh trong tương lai. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
-Hiện, Tổ công tác 970 đang vừa chạy vừa xếp hàng, từ nền tảng là các đầu mối kết nối cung ứng, tiêu thụ này, chúng tôi đang xây dựng một trung tâm kết nối tiêu thụ nông sản của Bộ NNPTNT ở phía Nam với sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ. Hiện, chúng tôi đang hoàn thiện đề án với mục tiêu duy trì và nâng cấp trung tâm lên cấp vùng.
Chúng tôi cũng gợi ý các địa phương thành lập các tổ công tác, không chỉ ứng phó trong mùa dịch mà có thể ứng phó với những biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh khác cũng có thể kết nối, tiêu thụ nông sản.
Khi tổ công tác 970 hết nhiệm vụ, trung tâm này sẽ đi vào hoạt động, hiện chúng tôi đã xây dựng website để các đơn vị tự đăng ký, hình thành cơ sở dữ liệu lâu dài về vấn đề này.
Chúng tôi kỳ vọng đó sẽ là trung tâm bán hàng của tương lai, có nghĩa mọi người có thể đặt hàng từ khi xuống giống.
Dịch bệnh là điều không ai mong muốn nhưng qua đợt sóng gió này, dường như cá nhân mỗi nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đều phải có sáng kiến để vượt qua khó khăn. Ông nghĩ sao về điều này?
- Đúng là như vậy, ngành nông nghiệp luôn kêu gọi, khuyến khích người dân liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất theo chuỗi.
Qua đợt sóng gió này mới thấy rõ hiệu ứng của các chuỗi liên kết, khi nông dân có ký kết làm ăn với doanh nghiệp sẽ ít chịu biến động hơn, doanh nghiệp vẫn thu mua với giá cả ổn định, vì đây là cam kết lâu dài.
Những nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn dễ bán hơn; những người nông dân chủ động tiêu thụ hàng hóa trong tình hình bất thường, giá cả phù hợp thì bán được.
Ví dụ trước bán 1kg nhãn giá 20.000 đồng, nay chấp nhận giá 15.000 đồng, nhưng nếu cứ chờ đợi mức giá như cũ thì có khi chỉ sau vài ngày 10.000 đồng/kg cũng khó bán.
Theo ông, sự ra đời của trung tâm kết nối, tiêu thụ nông sản có góp phần làm thay đổi hệ thống cung ứng nông sản hiện nay theo hướng hiện đại hơn?
-Khi có ý tưởng thành lập trung tâm này, quan điểm của Bộ là muốn hình thành cách quản trị nông nghiệp mới trong tương lai.
Nó sẽ là một hình thức mới, đóng góp vào các hình thức kết nối, cung ứng nông sản trước đây nhưng chủ yếu là tự phát, với trung tâm này sẽ định hình cung cầu nông sản rõ hơn, và mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.