Kết cục bi thảm của con trai kế vị hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng

Đăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ bảy, ngày 01/06/2019 00:25 AM (GMT+7)
Tần Thủy Hoàng là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc vì là người đầu tiên xưng đế, thống nhất Trung Hoa. Chỉ sau 16 năm cầm quyền, Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời, để lại khoảng trống lớn mà các con không thể nào gách vác.
Bình luận 0

img

Tần Thủy Hoàng qua đời đột ngột, để lại khoảng trống lớn mà các con trai không gánh vác nổi.

Lịch sử phong kiến Trung Quốc chứng kiến nhiều hoàng đế kiệt xuất, lưu danh hậu thế, nhưng cũng có những hoàng đế cả đời phải sống bi kịch, cuối đời có kết cục bi thảm. Loạt bài dài kỳ này sẽ kể về câu chuyện của những người như vậy

Sử sách chép rằng, con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng là Doanh Hồ Hợi nối ngôi hoàng đế, gọi là Tần Nhị Thế. Nhưng ít người biết rằng, ý đồ dựng Hồ Hợi làm hoàng đế đều do thái giám Triệu Cao đứng sau đạo diễn. Và cũng chính Triệu Cao đã hại chết Tần Nhị Thế, khi cảm thấy không thể nào che giấu được các cuộc khởi nghĩa liên miên.

Con trai Tần Thủy Hoàng lên ngôi mờ ám

Theo Emperor of China, với việc Tần Thủy Hoàng qua đời, con trai cả là Doanh Phù Tô nghiễm nhiên là người kế vị. Nhưng quá trình chuyển giao quyền lực không đơn giản như vậy.

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đi tuần du phía đông, đi cùng có thừa tướng Lý Tư, thái giám Triệu Cao và con thứ 18 là hoàng tử Hồ Hợi.

Trong hành trình tuần du, Tần Thủy Hoàng bệnh nặng, biết không qua khỏi nên viết thư gửi con cả Phù Tô, khi đó đang ở vùng biên giới phía bắc, giám sát việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.

Trong thư viết: “Con về Hàm Dương tổ chức đám tang, chôn cất ta ở đấy”. Thư và ấn đều ở chỗ Triệu Cao. Triệu Cao và Lý Tư lập mưu hủy di chiếu của  TầnThủy Hoàng, mạo ra tờ chiếu khác lập hoàng tử Hồ Hợi lên kế vị. Phù Tô cùng tướng quân Mộng Điềm bị ép phải tự sát.

Lên ngôi năm 20 tuổi, Tần Nhị Thế vì quá tin tưởng vào Triệu Cao, mà giao cho thái giám này chức thừa tướng. Dần dần, Tần Nhị Thế chỉ cần gặp Triệu Cao, không cần nghe quan lại trong triều bẩm báo, nên không biết ở ngoài cung, chuyện gì đang xảy ra.

img

Tần Thủy Hoàng qua đời, thái giám Triệu Cao mặc sức lũng đoạn triều chính.

Lũng đoạn triều đình, Triệu Cao thực hiện chính sách cai trị hà khắc, càng khiến dân chúng không phục nhà Tần, nhiều cuộc khởi nghĩa xảy ra.

Nếu có bất cứ ai dám tiếp kiến hoàng đế, nói lên sự thật thì người đó đều bị Triệu Cao ra lệnh chém đầu cùng gia đình vì tội khi quân.

Tần Nhị Thế không những chỉ mải mê vui chơi, mà còn giết những đại thần và cả anh chị em trong hoàng tộc mà mình không ưa.

Tần Nhị Thế còn cho mở rộng và tiếp xây cung A Phòng vốn đã nhiều thị phi từ thời Tần Thủy Hoàng. Quá trình xây dựng tốn kém rất nhiều tiền của và công sức của người dân.

Cuốn Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên mô tả, cung A Phòng to lớn nguy nga, là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà quân Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu.

Những cuộc khởi nghĩa nổ ra, quân triều đình liên tiếp thua trận nhưng Triệu Cao vẫn giấu giếm.

Sau này, vì Triệu Cao chèn ép quá đáng, không còn quyền lực, Tần Nhị Thế đã tính tới chuyện diệt trừ thái giám họ Triệu, nhưng chưa kịp thực hiện thì đã bị Triệu Cao ra tay trước. Khi không thể giấu được nữa, Triệu Cao bàn mưu với con rể là Diễm Nhạc phế truất Tần Nhị Thế.

Cuối đời chết như thường dân

img

Mộ của Tần Nhị Thế ở Thiểm Tây, Trung Quốc.

Theo KK News, tháng 8 năm 207 TCN, Triệu Cao muốn làm phản nhưng sợ quần thần không nghe, nên muốn thử động thái trước. Triệu Cao dâng lên Tần Nhị Thế một con hươu và bảo rằng đó là con ngựa. Nhị Thế cười nói: “Thừa tướng lầm đấy chứ! Sao lại gọi con hươu là con ngựa?”

Nhị Thế hỏi các quan xung quanh. Có người nói là “ngựa” để vừa lòng Triệu Cao, có người nói là “hươu”. Tần Nhị Thế thấy vậy thất kinh, đành theo ý thừa tướng, giết những người nói là “hươu”. Trong một lần vào vườn Thượng Lâm vui chơi, săn bắn, Tần Nhị Thế lại vô cớ giết người.

Triệu Cao bèn nói: “Nhà vua vô cớ giết người vô tội, đó là điều trời cấm, quỷ thần không nhận dỗ tế lễ, trời sinh tai họa. Nên đi xa cung nhà vua để giải trừ tai họa”. Nhị Thế nghe thế bèn rời sang cung Vọng Di.

Đến khi nắm chắc quyền lực trong tay, Triệu Cao mới tung bài ngửa, lệnh cho Diễm Nhạc đem quân vào kinh thành, vờ như để dẹp giặc. Một cánh quân do đích thân Diễm nhạc chỉ huy tiến đến cung Vọng Di.

Lính giữ thành, tướng bảo vệ hoàng đế đều bị giết chết. Diễm nhạc bước vào, tiến đến trước mặt Tần Nhị Thế mà quát: "Túc hạ kiêu ngạo ngang ngược, giết người, vô đạo, thiên hạ đều làm phản. Túc hạ liệu xem mình nên như thế nào?"

Tần Nhị Thế run sợ, xin gặp Triệu Cao nhưng không được, xin làm vua một quận, rồi xin làm quan nhỏ, rồi đến làm dân thường, cũng không xong. Diễm Nhạc một mực nói Triệu Cao đã ra lệnh phải chết.

Nhị Thế biết không thoát được đành phải uống thuốc độc tự tử. Tần Nhị Thế ở ngôi được 3 năm, lúc đó 24 tuổi, được chôn theo nghi thức thường dân.

Ngôi mộ của Tần Nhị Thế giống như mộ dân thường, nên rơi vào lãng quên kể từ đó. Mãi đến thời Càn Long (năm 1776), Tổng đốc tỉnh Thiểm Tây thời ấy là Tất Nguyên Lập mới lệnh cho đặt tấm bia, tưởng nhớ Tần Nhị Thế.

Ngày nay, các con trai của Tần Thủy Hoàng hầu như không được nhắc đến bởi quãng thời gian đen tối của lịch sử. Sau Tần Thủy Hoàng, Hán Cao tổ Lưu Bang là người thứ hai thống nhất Trung Hoa, mở ra triều đại huy hoàng nhất lịch sử Trung Quốc, kéo dài 4 thế kỉ.

________________

Trong lịch sử Tam quốc thời Trung Quốc, Tư Mã Ý và các con trai dần dần nuốt trọn nhà Ngụy, thống nhất Trung Hoa. Ít người biết rằng, Một hoàng đế Tào Ngụy cũng từng có kế hoạch lật đổ nhà Tư Mã nhưng không thành công, dẫn đến kết cục bi thảm. Bài kỳ tới sẽ tìm hiểu về các nhân vật và thời kỳ này.

Vụ thảm sát 20 vạn quân Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời

Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ chính là người chấm dứt chuỗi chiến thắng liên tiếp của quân Tần trong cuộc chiến chống lại...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem