Kết cục của 24 vị danh tướng lừng lẫy thời Tam Quốc

Thứ năm, ngày 10/02/2022 10:31 AM (GMT+7)
Không chỉ ghi dấu trong lịch sử mà 24 vị danh tướng này còn trở thành chủ đề thường xuyên được hậu thế bàn luận, cuối đời họ chết như thế nào?
Bình luận 0

Là một trong những thời kì nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc, nhắc đến giai đoạn này hẳn phải nói đến 24 vị danh tướng lừng lẫy. Không chỉ ghi dấu trong lịch sử mà họ còn trở thành chủ đề thường xuyên được hậu thế bàn luận. Vậy kết cục của 24 vị danh tướng này ra sao? Họ chết do bệnh tật, già cả hay bỏ mạng nơi sa trường?

Lữ Bố

Kết cục của 24 vị danh tướng lừng lẫy thời Tam Quốc: Người hy sinh không toàn thây, người biến mất một cách bí ẩn - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Lữ Bố trên phim. Ảnh: Sohu

Lữ Bố được xem là đệ nhất mãnh tướng thời Tam Quốc nhờ hình tượng trong quyển "Tam Quốc diễn nghĩa". Trên thực tế, Lữ Bố đúng là có sức mạnh phi phàm trời sinh, nhưng không được thần thánh như trong tiểu thuyết miêu tả. Theo chính sử, ông là người tài giỏi nhưng nhân phẩm không được tốt đẹp, được xem là kẻ phản phúc vì từng hai lần phản chủ. Cuối cùng Lã Bố thua trận và bị Tào Tháo sai người thắt cổ, chặt đầu rồi đem bêu.

Triệu Vân

Tương tự như Lữ Bố, Triệu Vân cũng là một trong những mãnh tướng trời sinh, dũng mãnh hơn người trong tiểu thuyết nhưng thực tế, ông không lợi hại đến như vậy. Tuy nhiên so với các danh tướng cùng thời, kết cục của ông cực kì tốt đẹp khi chết già trong yên bình.

Điển Vi

Điển Vi là tướng dưới quyền Tào Tháo. Lẽ ra ông sẽ có một tương lai xán lạn với tài năng của mình, nhưng vì bảo vệ Tào Tháo mà phải bỏ mạng qua đời. Cụ thể hơn, Tào Tháo ép thím của Trương Tú làm vợ, Trương Tú bẽ mặt nên kéo quân đánh lén doanh trại của Tào Tháo. Điển Vi xung phong giải cứu để Tào Tháo thoát thân và chết không nhắm mắt.

Quan Vũ

Quan Vũ được xem là một trong những mãnh tướng có độ nhận diện cao nhất thời Tam Quốc, năng lực quân sự của ông khiến quân địch nghe thôi cũng đủ chấn động. Đáng tiếc, ông bị Tôn Quyền đánh úp không kịp chuẩn bị nên bại trận rồi qua đời.

Mã Siêu

Mã Siêu vốn là mãnh tướng của Tây Lương, đương thời ông được ca tụng là người có võ công cao cường nhưng tính tình hơi nóng nảy, bộp chộp. Cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió nhưng may mắn lại được chết già trong an nhàn. Trước khi chết, Mã Siêu gửi tâm thư cho Lưu Bị nói rằng cả nhà ông bị Tào Tháo giết gần hết nên đành gửi gắm em trai Mã Đại của mình cho Lưu Bị.

Kết cục của 24 vị danh tướng lừng lẫy thời Tam Quốc: Người hy sinh không toàn thây, người biến mất một cách bí ẩn - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Mã Siêu trên phim. Ảnh: Sohu

Trương Phi

Trong chính sử, Trương Phi là mãnh tướng mạnh nhất nhì thời Tam Quốc. Thế nhưng ông lại có tính trọng người quân tử, không xót kẻ tiểu nhân. Ông thường xuyên nổi nóng và trách phạt nặng nề các tướng dưới quyền. Kết quả là Trương Phi bị hai thuộc hạ Trương Đạt và Phạm Cương phản bội rồi sát hại, chém đầu.

Hoàng Trung

Khác với trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Hoàng Trung không chết vì chiến trận mà lâm bệnh khi về già rồi qua đời.

Hứa Chử

Sau khi Điển Vi qua đời, Tào Tháo trọng dụng Hứa Chử và xem ông là hộ vệ thân tín nhất. Đến khi Tào Tháo qua đời, Hứa Chử tiếp tục phục vụ con trai Tào Tháo là Tào Phi cho đến khi chết già.

Tôn Sách

Tôn Sách có thể nói là một trong những lãnh chúa có năng lực quân sự giỏi giang nhất thời Tam Quốc. Tuổi còn rất trẻ nhưng chiến tích chẳng thua gì ai, chỉ tiếc là ông bị môn khách của Hứa Cống tập kích nên qua đời sớm.

Kết cục của 24 vị danh tướng lừng lẫy thời Tam Quốc: Người hy sinh không toàn thây, người biến mất một cách bí ẩn - Ảnh 3.

Hình ảnh nhân vật Tôn Sách trên phim. Ảnh: Sohu

Thái Sử Từ

Đây được xem là người có thể sánh ngang với Tôn Sách. Đáng buồn là ông cũng qua đời sớm do bệnh tật, trước khi chết Thái Sử Từ cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi ông chưa kịp lập công trạng lớn đã phải từ giã cõi đời.

Hạ Hầu Đôn

Ông có mối quan hệ cực kì tốt đẹp với Tào Tháo. Sau khi Tào Tháo qua đời chưa được bao lâu ông cũng qua đời vì bệnh tật tuổi xế chiếu.

Hạ Hầu Uyên

Hạ Hầu Uyên là em họ Hạ Hầu Đôn, ông là đồng hương của Tào Tháo. Trong trận chiến trên núi Định Quân, ông bị Hoàng Trung chém chết, quân lính dưới trướng bị tiêu diệt.

Trương Liêu

Trương Liêu là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy. Ông từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô. Cuối đời Trương Liêu chết già tại Giang Đô.

Trương Cáp

Trương Cáp sống khá thọ, ông sống từ thời Tào Tháo đến Tào Duệ nhưng cuối cùng bị Gia Cát Lượng tập kích rồi chết trận.

Bàng Đức

Bàng Đức vốn là mãnh tướng dưới trướng Mã Siêu, sau về quy hàng Tào Tháo. Trong trận Tương Dương - Phàn Thành, ông bị thua dưới tay Quan Vũ. Quan Vũ định chiêu hàng Bàng Đức nhưng ông không đồng ý nên bị Quan Vũ sai người chặt đầu.

Từ Hoảng

Không bị Mạnh Đạt bắn tên ngay giữa trán rồi chết như trong "Tam Quốc diễn nghĩa", trong chính sử Từ Hoảng chết vì bệnh tuổi già.

Cam Ninh

Cam Ninh là mãnh tướng nhà Đông Ngô. Thông tin về cái chết của ông trong chính sử rất mơ hồ, không ai biết ông mất năm nào và mất ở đâu, tại sao lại mất.

Chu Thái

Chu Thái là công thần khai quốc nhà Đông Ngô, ông rất được Tôn Quyền xem trọng vì có công lớn. Cuối đời Chu Thái chết già trong an bình.

Ngụy Diên

Ngụy Diên là mãnh tướng nhà Thục Hán, tài năng vượt trội hơn người. Tuy nhiên do trước khi chết Gia Cát Lượng an bài không ổn thỏa khiến Ngụy Diên và Dương Nghi nội chiến, sau đó Ngụy Diên bị thủ hạ của Dương Nghi giết chết rồi chặt đầu.

Trương Tú

Trương Tú từng là nhân vật khiến Tào Tháo khốn khổ không thôi, nhưng sau đó ông vẫn đầu quân cho họ Tào và được hưởng đãi ngộ đặc biệt. Tuy nhiên cuối cùng Trương Tú lại bỏ mạng trong trận mang quân đi đánh Ô Hoàn.

Văn Xú

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Văn Xú bị Quan Vũ giết nhưng trong chính sử, bởi chiến loạn mà Văn Xú chết dưới tay Tào Tháo.

Nhan Lương

Tương tự như trong tiểu thuyết, Nhan Lương bị Quan Vũ chém chết.

Đặng Ngải

Là đại tướng trứ danh của Tào Ngụy, ông bị đồng liêu vu hãm và bị Tư Mã Chiêu cho người đuổi giết, sau đó chết trên đường đi áp giải.

Khương Duy

Sau khi Phí Y bị ám sát, Khương Duy nắm được binh quyền và nhiều lần tấn công Tào Ngụy nhưng đa phần thất bại. Mãi đến khi nhà Thục Hán diệt vong, ông vẫn ra sức nhằm phục hưng nước nhà nhưng kế hoạch lại tiếp tục thất bại và kết quả là ông phải bỏ mạng tại Thành Đô.

PV (Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem