Những năm cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại loạn. Nhưng thời thế xuất anh hùng. Các chư hầu khắp nơi nổi lên tranh cứ. Suy cho cùng, chỉ có 3 thế lực mạnh nhất nổi lên, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Chiêu mộ nhân tài, binh hùng, tướng mạnh là vốn liếng cần thiết phải có trong bối cảnh loạn lạc. Trên thực tế, cả Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều chiêu mộ được không ít nhân tài lúc bấy giờ.
Nhắc đến vị tướng số một trong Tam Quốc, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Lã Bố, mãnh tướng được coi là bất khả chiến bại trên chiến trường.
Trong Tam Quốc có nhiều vị tướng xuất chúng, nhưng chỉ có Trương Phi dám đơn đả độc đấu đến cùng với Lã Bố, tại sao hai mãnh tướng được Tào Tháo hết sức tin tưởng và trọng dụng như Hứa Chử và Điển Vi lại không dám?
Đáp án hóa ra rất bất ngờ
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi là một dũng tướng có sức địch vạn người, tính tình nóng nảy, liều lĩnh nhưng cũng rất can đảm. Khi gặp Lã Bố, dù là đối thủ rất mạnh nhưng Trương Phi cũng không hề chịu thua kém.
Sở dĩ Trương Phi có thể đơn đả độc đấu với Lã Bố vì một nguyên nhân tương đối đơn giản. Đó là Trương Phi coi thường Lã Bố, thậm chí lớn tiếng mắng vị tướng họ Lã là gia nô ba họ.
Hơn nữa, xét trong bối cảnh lúc bấy giờ, Trương Phi cùng Lưu Bị, Quan Vũ tham gia vào liên minh chư hầu chống lại Đổng Trác.
Trương Phi theo phe chính nghĩa, do đó đương nhiên xét về mặt khí thế và tâm lý trong khi giao đấu sẽ có phần cao hơn, bởi Lã Bố đang phục vụ dưới trướng của Đổng Trác.
Trong khi đó, Hứa Chử và Điển Vi đều là những danh tướng hàng đầu của Tào Tháo, và cả hai đều không hề thua kém Trương Phi về sức mạnh.
Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự và quan trọng nhất để lý giải cho việc Hứa Chử và Điển Vi không đơn đả độc đấu với Lã Bố, hóa ra là vì Tào Tháo. Theo đó, do Tào Tháo rất trọng dụng, cảm mến và tin tưởng Hứa Chử, Điển Vi, nên vị quân chủ này không để cả hai chịu rủi ro khi giao đấu.
Cụ thể, trong trận Bộc Dương, Hứa Chử là người đầu tiên giao đấu với Lã Bố trong hơn 20 hiệp nhưng vẫn không thể phân định thắng bại. Khi đó, Tào Tháo cho rằng một người không thể đánh bại Lã Bố nên đã cử Điển Vi cùng những mãnh tướng khác như Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Nhạc Tiến và Lý Điển lên hỗ trợ. Cả sáu vị tướng cùng hợp sức để tấn công Lã Bố.
Bởi dù lúc này Lã Bố có mạnh cỡ nào thì cũng khó lòng đẩy lui được sáu vị tướng đang hợp sức. Mặt khác, Tào Tháo khi đó còn rất nhiều tướng mạnh dưới trướng nên Điển Vi và Hứa Chử không cần phải cố gắng thể hiện sức mạnh của mình.
Đương nhiên, cả Điển Vi và Hứa Chử đều biết rõ thực lực của mình. Cả hai quả thực thua kém Lã Bố. Nếu như vậy thì cả hai cũng không cần phải chọn cách đơn đả độc đấu đến cùng với một mãnh tướng được coi là "vô địch thiên hạ" như Lã Bố.
Năm 193, Tào Tháo nghe tin cha bị sát hại ở Từ Châu và cho rằng Đào Khiêm đồng mưu sai khiến thủ hạ nên đã cất vài chục vạn quân đi đánh Từ Châu để trả thù cho cha. Lúc bấy giờ, Tào Tháo cũng muốn mượn cớ trả thù cho cha để đánh chiếm Từ Châu, nhằm mở rộng thế lực.
Tuy nhiên, trong khi Tào Tháo và Đào Khiêm đang giao tranh ác liệt ở Từ Châu, Lã Bố và Trần Cung đã đánh úp Duyện Châu, địa bàn của Tào Tháo. Trong tình thế đó, Tào Tháo đành phải lui về Duyện Châu để bảo vệ địa bàn của mình.
Khi trở về, Tào Tháo đã dẫn quân tấn công Bộc Dương, nơi Lã Bố chiếm làm bản doanh.
Lã Bố nhờ mưu kế của Trần Cung mà đánh tan quân Tào ở Bộc Dương. Đại quân của Tào Tháo khi đó bị thua lớn, doanh trại cũng bị đốt cháy, thậm chí Tào Tháo bị bỏng cánh tay trái và suýt bị Lã Bố bắt sống.
Sau đó, hai bên của Lã Bố và Tào Tháo giữ nhau hơn 100 ngày ở Bộc Dương mà không đánh. Kết quả, đến mùa thu năm 194, ở Duyện Châu xảy ra nạn châu chấu hại lúa nên cả hai bên đều rơi vào tình trạng thiếu quân lương. Tào Tháo đành phải rút quân về Yên Thành, còn Lã Bố thu quân về Sơn Dương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.