Khai quật
-
Di chỉ khảo cổ học làng cổ Bình Ca thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), bên tả ngạn sông Lô, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 6km về phía đông nam, do H.Mansuy công bố vào năm 1920. Ông cho biết, tại đây đã tìm được một số đồ gốm thời đại Đá mới...
-
Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về các nhóm mộ táng tại di tích Giồng Lớn (xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trên cơ sở tư liệu của các nhóm mộ táng này, nhà khảo cổ sẽ nhận diện được đặc trưng văn hóa, các mối quan hệ cũng như niên đại của di tích.
-
Trong 1.300 hiện vật gốc đang trưng bày ở Bảo tàng Bình Dương có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu.
-
Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử phân bố theo các trục lộ, sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
-
Địa bàn Đồng Nai đã phát hiện nhiều dấu tích của người tiền sử. Số lượng di chỉ được khai quật khảo cổ, hiện vật được thu thập đa dạng về loại hình, chất liệu…phản ánh cư dân cổ qua những giai đoạn sinh tồn.
-
Các di sản khảo cổ học trên địa bàn TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là biểu hiện của sự trường tồn, kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử với văn hoá và là nguồn tài nguyên quý giá của cộng đồng các dân tộc trong việc phát triển du lịch.
-
Di chỉ khảo cổ học Thác Hai thuộc thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk được phát hiện vào đầu năm 2020. Cuộc khai quật lần thứ hai đã xuất lộ các di tích gồm mộ táng, cụm gốm, hố đất đen và nền đất cháy. Di vật thu được nhiều nhất là mũi khoan với 1.596 tiêu bản...
-
Năm 2023, Bảo tàng Đồng Nai tiến hành lập hồ sơ xếp hạng nhiều di tích cấp tỉnh. Trong đó có 2 di tích khảo cổ học trên địa bàn TP Biên Hòa gồm di chỉ khảo cổ Tân Lại, khu phố 1 (phường Bửu Long) và di chỉ khảo cổ Long Hưng (xã Long Hưng)...
-
Tại tháp cổ Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật cổ xưa hết sức quý giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài của văn hóa Óc Eo (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 sau Công nguyên).
-
Ở một gò đất rộng 1ha tại Long An, đào khảo cổ phát lộ la liệt di cốt động vật hoang dã, hiện vật cổ
Di tích khảo cổ học Rạch Núi là một gò đất rộng khoảng l ha, bình diện gần tròn, đường kính trung bình khoảng 100m, cao hơn 6m so với mặt đất tự nhiên xung quanh. Trên mặt gò đất có nhiều cây cổ thụ. Di tích khảo cổ học Rạch Núi thuộc địa phận ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).